Thêm 50 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015. Điều này cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đã có tiến bộ đáng kể.
(Ảnh: UNFPA Burkina Faso)
Đây là ghi nhận mà Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa ra ngày 11/10.
Cụ thể, theo báo cáo về giám sát tình hình giáo dục toàn cầu, được công bố nhân Ngày Quốc tế Trẻ em gái năm nay (11/10/2023), UNESCO ghi nhận sự tiến bộ khi có thêm 22,5 triệu trẻ em gái ở bậc tiểu học được cắp sách tới trường so với năm 2015.
Trong khi đó, con số này đối với bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông lần lượt là 14,6 triệu và 13 triệu trẻ em gái.
Bên cạnh đó, UNESCO tiếp tục kêu gọi các nước thành viên nỗ lực nỗ lực đảm bảo bình đẳng giữa trẻ em gái và trẻ em trai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong bối cảnh hiện vẫn còn 122 triệu trẻ em gái trên thế giới không được đến trường, đặc biệt là ở khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.
Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay nhấn mạnh: "Để đạt được bình đẳng giới trong giáo dục trên toàn cầu, chúng ta cần duy trì nỗ lực, trang bị cho các trẻ em gái công cụ và thúc đẩy môi trường sống thuận lợi để hỗ trợ cho sự thành công của các em".
Ngày 19/12/2011, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố, ngày 11/10 hàng năm là Ngày Quốc tế Trẻ em gái để công nhận quyền của trẻ em gái, đồng thời nâng cao nhận thức về những khó khăn mà trẻ em gái trên khắp thế giới phải đối mặt.
Chủ đề của Ngày Quốc tế Trẻ em gái 2023 là "Đầu tư vào quyền của trẻ em gái: Sự lãnh đạo của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta."
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các đối tác đầu tư thêm 1 tỷ USD vì sự phát triển bình đẳng của trẻ em gái ở độ tuổi từ 10 - 19.
Theo VTV.VN
Ngày 10/10 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York, Mỹ, các nước thành viên ASEAN và Timor Leste (quan sát viên của ASEAN) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN tại trụ sở Liên hợp quốc.
Ngân hàng đa quốc gia Barclays (trụ sở chính tại Anh) ngày 10/10 cho rằng nền kinh tế Ấn Độ cần tăng trưởng 8%/năm để vượt Trung Quốc để trở thành nước đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng đây là kịch bản đòi hỏi đầu tư nhiều hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực truyền thống.
Người Palestine ở Dải Gaza và người Israel sống ở các thị trần gần dải đất này vừa trải qua những ngày bạo lực kinh hoàng, đẫm máu khi Israel và phong trào Hồi giáo Hamas giao tranh ác liệt, làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông và khiến cả thế giới lo ngại.
Singapore đang đối mặt với đợt bùng phát mới của dịch COVID-19. Dự kiến sẽ có thêm nhiều người mắc bệnh và nhập viện trong những tuần tới.
Cộng đồng quốc tế hết sức lo ngại về tình hình an ninh tại Trung Đông sau khi xung đột giữa phong trào vũ trang Hamas và quân đội Israel đã khiến hơn 1.000 người chết của cả hai phía.
Chiều 9/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Kinh tế 2023 thuộc về Giáo sư người Mỹ Claudia Goldin vì nỗ lực của bà trong việc nâng cao hiểu biết về những đóng góp của nữ giới cho thị trường lao động.