Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 14/10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel thông báo sẽ triệu tập hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới để thảo luận về cuộc chiến Israel-Hamas, khi cuộc xung đột bước sang tuần thứ hai.


Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo người đứng đầu Hội đồng châu Âu, điều quan trọng nhất là EU phải đặt ra quan điểm chung và thiết lập đường lối hành động thống nhất rõ ràng phản ánh sự phức tạp của tình hình đang diễn ra. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào chiều 17/10.

Hôm 10/10 vừa qua, Ngoại trưởng các nước thuộc EU đã tiến hành họp khẩn ở thủ đô Muscat của Oman - thảo luận về xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, ông Josep Borrell đã mời Ngoại trưởng Israel và Ngoại trưởng chính quyền Palestine tham dự hội nghị trên theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, cả hai quan chức này không tham dự.

Tại cuộc họp, các Ngoại trưởng EU hối thúc Israel không cắt nguồn cung điện, nước và lương thực cho Dải Gaza, đồng thời kêu gọi lập các hành lang nhân đạo cho những người đang tìm cách rời khỏi vùng lãnh thổ này. Ông Borrel khẳng định lập trường của EU phản đối mạnh mẽ các cuộc tấn công của Hamas gây thương vong dân thường Israel, đồng thời nêu rõ "phía Israel có quyền tự vệ nhưng việc này phải được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật nhân đạo".

Hiện Ủy ban châu Âu (EC) vừa thông báo sẽ tăng gấp 3 lần viện trợ nhân đạo hiện tại cho Dải Gaza lên mức 75 triệu euro (78,8 triệu USD) và sẽ phối hợp với các cơ quan của Liên hợp quốc để đảm bảo hàng viện trợ đến tay những người cần được giúp đỡ.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) hôm 13/10 đã kêu gọi gần 294 triệu USD để giúp đỡ khoảng 1,3 triệu người ở Gaza và Bờ Tây, trong đó gần một nửa là viện trợ lương thực, khi nguồn cung cấp đang dần cạn kiệt.

Theo TTXVN

Các tin khác


Thêm 50 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015

Thêm 50 triệu trẻ em gái trên thế giới có cơ hội tới trường kể từ năm 2015. Điều này cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đã có tiến bộ đáng kể.

Điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) vừa công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Chỉ một số ít nền kinh tế, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Ðộ và Nga, đi ngược xu hướng này. Những tín hiệu tích cực của một số nền kinh tế được kỳ vọng góp phần làm sáng sủa bức tranh kinh tế toàn cầu.

Ai Cập, Mỹ và Israel thảo luận về sơ tán công dân nước ngoài khỏi Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, báo Ahram Online của Ai Cập ngày 12/10 dẫn báo cáo của Axios cho biết Ai Cập, Mỹ và Israel đang thảo luận về khả năng thiết lập một hành lang an toàn cho việc sơ tán công dân nước ngoài khỏi Dải Gaza.

Nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng tại dải Gaza

Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel chưa hạ nhiệt, cộng đồng quốc tế tiếp tục thúc đẩy nỗ lực tìm cách tháo gỡ căng thẳng. Tại Oman, Hội nghị bộ trưởng lần thứ 27 Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) thảo luận về xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas, tìm kiếm khả năng giảm leo thang xung đột.

Thị trường gạo thêm nhiều căng thẳng do tác động của El Niño

Do ảnh hưởng của hình thái thời tiết El Niño, nhiệt độ trung bình toàn cầu nhiều tháng qua đã phá kỷ lục, ảnh hưởng tới mùa màng. Ở châu Á, nhiều quốc gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về El Niño.

Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN tại trụ sở Liên hợp quốc

Ngày 10/10 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York, Mỹ, các nước thành viên ASEAN và Timor Leste (quan sát viên của ASEAN) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 56 năm thành lập ASEAN tại trụ sở Liên hợp quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục