Duma Quốc gia Nga, còn gọi là Hạ viện, ngày 17/10 đã thông qua một dự luật nhằm thu hồi quyết định phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT).
Hệ thống tên lửa phòng không S-500 được phóng thử nghiệm trong cuộc tập trận bắn đạn thật tại thao trường Kapustin Yar của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Cùng chung lập trường với Tổng thống Nga Vladimir Putin - người đầu tiên đề xuất việc vấn đề hủy bỏ phê chuẩn - gần như toàn bộ thành viên Duma Quốc gia đã ký tên ủng hộ dự luật trên.
Theo nhật báo Kommersant, trước đó một ngày, Mỹ đã kêu gọi Nga không thu hồi quyết định phê chuẩn hiệp ước CTBT nhằm duy trì lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân toàn cầu. Nhưng Duma Quốc gia đã phản ứng bằng cách nhắc nhở Washington rằng bản thân Mỹ vẫn chưa phê chuẩn CTBT.
Dự luật hủy bỏ phê chuẩn CTBT đã được các nhà lập pháp Nga thông qua trong một cuộc bỏ phiếu. Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin mô tả sự nhất trí giữa các nhà lập pháp là bằng chứng về tinh thần đoàn kết to lớn.
Ông Bruce Turner, đại diện Mỹ tại Hội nghị giải trừ quân bị, cảnh báo rằng động thái trên sẽ gây nguy hiểm cho lệnh tạm dừng thử nghiệm hạt nhân toàn cầu.
Tuần tới, Hội đồng Liên bang Nga có thể xem xét và thông qua dự luật trên, sau đó sẽ được chuyển đến Tổng thống Vladimir Putin để ký thi hành.
Trong khi đó, ông Konstantin Vorontsov, Phó Giám đốc Cục Không phổ biến vũ khí và Kiểm soát Vũ khí Nga lưu ý rằng việc Moskva rút phê chuẩn không đồng nghĩa với việc nước này sẽ quay trở lại thử nghiệm hạt nhân.
Được ký năm 1996, hiệp ước này là một bước quan trọng nhằm ngăn chặn sự phổ biến của công nghệ vũ khí hạt nhân và kiểm soát kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới. Cùng với các hiệp ước trước đó, thỏa thuận CTBT cũng nhằm mục đích giảm phát tán chất phóng xạ vào khí quyển và đại dương trong những ngày hỗn loạn thời Chiến tranh Lạnh.
Vấn đề ở chỗ là hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì một số quốc gia, trong đó có Mỹ, chưa phê chuẩn. Tuy nhiên, hầu hết các bên ký kết - gồm những quốc gia có kho vũ khí lớn nhất thế giới là Nga và Mỹ - vẫn tuân thủ lệnh cấm.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây không phải là một tín hiệu tốt khi những hiệp ước kiểm soát vũ khí khác đã sụp đổ.
Bà Lynn Rusten, cựu nhà đàm phán kiểm soát vũ khí của Mỹ, nhận xét rằng việc Nga hoặc bất kỳ cường quốc hạt nhân lớn nào rút lui khỏi CTBT sẽ là một đòn giáng mạnh vào mục tiêu không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, đồng thời chắc chắn sẽ dẫn đến một loạt vụ thử hạt nhân của các quốc gia khác.
Theo Baotintuc.vn
Theo các hãng tin Reuters và TASS, ngày 16/10, các nguồn tin an ninh của Ai Cập cho biết Mỹ, Israel và Ai Cập đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn ở phía Nam Gaza, bắt đầu từ 6h GMT (tức 13h theo giờ Việt Nam), cùng với việc mở lại cửa khẩu Rafah từ 14h GMT ngày 16/10.
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 15/10 cho biết yêu cầu sơ tán của Israel đối với người dân Palestine sống ở phía Bắc Dải Gaza đã gây ra sự "tản cư ồ ạt” về phía Nam của dải đất này.
Tại phiên toàn thể Hội nghị thường niên mùa thu diễn ra ở Marrakech (Maroc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hối thúc các nước thành viên tăng cường hỗ trợ nỗ lực chống đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng khí hậu, sự hỗ trợ của các nước giàu dành cho nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất quan trọng, giúp các mục tiêu toàn cầu không chệch hướng.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 14/10, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel thông báo sẽ triệu tập hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới để thảo luận về cuộc chiến Israel-Hamas, khi cuộc xung đột bước sang tuần thứ hai.
Nợ toàn cầu hiện vẫn cao hơn so với mức trước đại dịch COVID-19 và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch liên lục địa London (ICE), giá khí đốt tự nhiên ở khu vực Tây Âu đã tăng thêm 5% vào ngày 13/10, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4.