Điều kiện thời tiết xấu đi ở mặt trận đã hạn chế các hoạt động tấn công của cả Nga và Ukraine, trong khi liên minh phòng không mới thành lập do Đức và Pháp đứng đầu có thể được coi là một nỗ lực nhằm chuyển trách nhiệm chính giúp đỡ Kiev sang EU.


Giao tranh giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra ở một số khu vực nhưng chưa bên nào tạo được bước đột phá.

Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông Ba Lan (OSW), điều kiện thời tiết xấu đi ở mặt trận đã và đang hạn chế các hoạt động tấn công của cả Nga và Ukraine, nhưng hai bên vẫn tìm cách chọc thủng hàng phòng thủcủa đối phương tại một số khu vực.

Lực lượng Nga tiến xa hơn ở phía Đông Nam Avdiivka, chiếm phần lớn khu vực công nghiệp ở đó. Ở tả ngạn sông Dnieper, quân đội Ukraine một lần nữa đẩy lùi lực lượng Nga về phía Nam khu vực Krynky.

Tuy nhiên, các cuộc tấn công do phía Ukraine phát động ở phía Nam Orichiv và phía Tây Bắc Horlivka, cũng như của phía Nga ở các khu vực Marjinka, Bakhmut và Kupiańsk, không tạo ra bất kỳ thay đổi đáng kể nào.

Trước đó ngày 22/11, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine Oleksiy Danilov, chỉ ra rằng lực lượng Nga đã thay đổi chiến thuật chiến tranh từ ngắn hạn sang dài hạn, mục tiêu là làm suy yếu sức mạnh của Ukraine.

Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Đối ngoại Ukraine Oleksandr Lytvynenko, cho biết cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã bước vào giai đoạn quan trọng và cuộc xung đột sẽ kéo dài. Theo ông này, vào năm 2026, việc sản xuất quân sự ở Nga có khả năng hỗ trợ các hoạt động chiến đấu quy mô lớn, và vào năm 2028, quân đội nước này sẽ khôi phục lại năng lực như năm 2022.

Trong khi đó, các đồng minh phương Tây của Ukraine tuyên bố cam kết phát triển hơn nữa khả năng phòng không của Kiev trong cuộc họp trực tuyến lần thứ 17 của Nhóm Liên lạc Quốc phòngcho Ukraine(Ramstein) vào ngày 22/11. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng Đức và Pháp sẽ dẫn đầu một liên minh gồm 20 quốc gia để phát triển hơn nữa hệ thống phòng không của Ukraine.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov nói thêm rằng liên minh phương Tây sẽ giúp Kiev phát triển hơn nữa các hệ thống phòng không trên mặt đất. Các thành viên của Nhóm Ramstein cũng nhất trí về các vấn đề như thiết bị và vũ khí bổ sung cho Ukraine trong mùa đông 2023–2024, rà phá mìn và các biện pháp an ninh khác ở Biển Đen, Lộ trình tương tác NATO của Ukraine và các gói hỗ trợ an ninh bổ sung từ Mỹ, Đức, Litva, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Estonia.

Theo đánh giá của OSW, những vấn đề của Mỹ trong việc đồng ý tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine đã khiến các nước châu Âu, trước hết là Đức, thể hiện sự sẵn sàng đảm nhận vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực hỗ trợ Kiev. Chuyến thăm Kiev của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius (một ngày sau chuyến thăm Ukraine của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Tướng Christopher Cavoli) và thông báo về gói viện trợ quân sự mới trị giá 1,3 tỷ euro (ngày 20/11, Mỹ công bố thêm gói hỗ trợ khác trị giá 100 triệu USD) nên được xem xét trong bối cảnh trên.

Tuy nhiên, các gói viện trợ với những trang thiết bị quân sự bổ sung sẽ thực sự được chuyển đến Ukraine trong vài tháng. Điều này chủ yếu liên quan đến các hệ thống phòng không mà Kiev cần mà ngành công nghiệp Đức không thể sản xuất nhanh chóng.

Việc so sánh các gói viện trợ quân sự tiếp theo được Washington và Berlin công bố trung bình hai tuần một lần xác nhận rằng, bất chấp những vấn đề hiện tại, Mỹ vẫn cung cấp nhiều vũ khí và đạn dược (bao gồm cả tên lửa đất đối không) so với toàn bộ gói viện trợ từ EU. Hơn nữa, phần lớn gói hàng của Đức bao gồm các thiết bị phi quân sự.

Mặc dù vậy, viện trợ của Mỹ hiện ít hơn so với vài tháng trước và chính quyền Ukraine không che giấu sự thất vọng trước tình trạng này. Tuyên bố của Tổng thống Zelensky rằng liên minh phòng không mới thành lập do Đức và Pháp đứng đầu có thể được coi là một nỗ lực nhằm chuyển trách nhiệm chính giúp đỡ Ukraine sang EU.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục