Quân đội Ukraine có thể phải lựa chọn giữa cuộc chiến tiêu hao hoặc đóng băng xung đột trong bối cảnh khả năng giành chiến thắng trước các lực lượng Nga không cao.


Ảnh minh họa: UNIAN

Nhận định với hãng thông tấn độc lập UNIAN (Ukraine) ngày 20/11, Valery Pekar, giảng viên Trường Đại học Quốc gia Kyiv-Mohyla cho rằng trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine rơi vào thế giằng co, bế tắc và không bên nào có những đột phá mang tính bước ngoặt, Kiev đang đối mặt với thực tế cùng một số kịch bản trong thời gian tới. 

Về thực tế trên chiến trường hiện nay, ông Pekar cho rằng có một số vấn đề đáng lưu ý: 

Thứ nhất, cuộc giao chiến giành quyền kiểm soát vị trí sẽ kéo dài và không dẫn đến thay đổi đáng kể nào. Theo các nhà phân tích quân sự, năng lực phòng thủ của mỗi bên vượt quá khả năng tấn công của bên kia.

Thứ hai, việc Moskva lựa chọn chiến lược chiến tranh tiêu hao, trong đó Nga có nguồn lực mạnh hơn so với Ukraine. Ukraine phụ thuộc vào các đối tác phương Tây mà lập trường của họ có thể thay đổi sau các cuộc bầu cử sắp tới (ví dụ: bầu cử thổng thống Mỹ và Nghị viện châu Âu đều diễn ra trong năm 2024).

Do đó, Ukraine có các lựa chọn sau:

Một là tiếp tục cuộc chiến tranh tiêu hao. Đây là kịch xấu nhất và cho đến nay mọi thứ đang diễn ra theo quỹ đạo đó. Sự thay đổi quyền lực ở phương Tây sẽ dẫn đến suy giảm ủng hộ đến mức Ukraine không thể tiếp tục giao tranh và buộc phải đàm phán hòa bình theo các điều kiện có lợi cho Nga.

Ngay cả khi sự ủng hộ chính trị vẫn ở mức hiện tại, tình trạng căng thẳng trên thế giới gia tăng sẽ làm mất tập trung vào Ukraine và khả năng cung cấp vũ khí của phương Tây sẽ bắt đầu cạn kiệt, đặc biệt là khi nền kinh tế Mỹ hoặc EU gặp khó khăn. Trong khi đó, Ukraine không có khả năng tự trang bị vũ khí hiện đại, mặc dù nước này phải thực hiện mọi bước có thể theo hướng này.

Trên thực tế, kịch bản này đồng nghĩa với việc Ukraine thất bại. Về chính trị trong nước, Ukraine cũng gặp vấn đề vì không thể tổ chức bầu cử trong tình trạng thiết quân luật kéo dài.

Hai là "đóng băng xung đột". Trong kịch bản này, phương Tây tiếp tục duy trì hỗ trợ cho Ukraine ở mức gần như hiện tại nhằm ngăn chặn thất bại của Ukraine.

Nhận thấy khó có thể đạt được thành công, các đồng minh phương Tây đang thúc đẩy Ukraine đàm phán để đóng băng xung đột, đồng thời gây nhiều áp lực lên Nga, nhưng nhiều yếu tố có thể thay đổi tình hình. Người khởi xướng các cuộc đàm phán có thể sẽ là Tổng thống Mỹ Joe Biden vào mùa xuân hoặc mùa hè năm 2024.

Sau khi xung đột bị đóng băng, cả hai bên vẫn tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, diễn ra trong 5 năm (tối thiểu 3 năm, tối đa là 7 năm). Xung đột đóng băng sẽ dẫn đến việc Ukraine dỡ bỏ thiết quân luật và các cuộc bầu cử được tổ chức, trong đó có khả năng những gương mặt mới giành chiến thắng, đại diện cho một tiến trình hiện đại hóa toàn diện.

Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc chiến tiếp theo, Nga có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của năm 2022 cũng như 2023 và Ukraine có cơ hội hiện đại hóa đáng kể (không chỉ về mặt kỹ thuật mà còn về mặt thể chế). Trong trường hợp tốt nhất, Ukraine hiện đại hóa tốt đến mức Nga phải cảnh giác tấn công. Trong trường hợp xấu nhất, Ukraine chuẩn bị không tốt, và cuộc tấn công của Nga sẽ dẫn đến việc Ukraine thất bại, sau đó thành lập một chế độ thân thiện với Nga.

Ba là, Ukraine chiến thắng. Ukraine sẽ thuyết phục được các đồng minh phương Tây rằng việc đánh bại Nga là một kịch bản có thể chấp nhận và thực hiện được. Theo đó, viện trợ tăng mạnh đến mức có thể giúp Ukraine thực hiện thành công cuộc phản công tiếp theo, giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực, đóng băng phần còn lại ở phía Đông cho đến thời điểm thuận lợi hơn. Tiếp theo, Ukraine gia nhập NATO và nhận được rất nhiều nguồn tài trợ để phục hồi và phát triển kinh tế. 

Tuy nhiên, chuyên gia Pekar cho rằng kịch bản "chiến thắng” ít có khả năng xảy ra nhất, bởi nó đòi hỏi tầm nhìn chiến lược và kỹ năng đàm phán mà Ukraine hiện không có. 

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ukraine chật vật tuyển thêm binh sĩ khi cuộc chiến kéo dài

Cuộc chiến với Nga kéo dài và trình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự làm giảm đáng kể động lực của công dân Ukraine phục vụ trong quân đội.

Nền kinh tế thế giới có thể chia rẽ thành các khối đối đầu

Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.

Chuyên gia cảnh báo khả năng núi lửa phun trào tại Iceland

Ngày 18/11, bà Kristin Jonsdottir, quan chức phụ trách bộ phận phân tích hoạt động núi lửa tại Cơ quan Khí tượng Iceland (IMO), bày tỏ lo ngại về khả năng núi lửa phun trào ở khu vực Bán đảo Reykjanes, miền Tây Nam nước này.

Tổng thống Biden ký dự luật ngân sách tạm thời không bao gồm viện trợ Ukraine

Đạo luật ngân sách tạm thời giúp cho chính phủ Mỹ duy trì hoạt động đến đầu năm 2024.

Mỹ-Nhật Bản hợp tác phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới

Vệ tinh từ gỗ mộc lan LignoSat là một phát minh làm cho rác vũ trụ có thể phân hủy sinh học.

Thái Lan triển khai làm thủ tục xuất cảnh tự động cho du khách

Từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã đón hơn 23 triệu lượt khách, thu về gần 28 tỷ USD. Từ giữa tháng 12, Thái Lan sẽ triển khai làm thủ tục xuất cảnh tự động cho du khách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục