Đại diện các quốc gia Arab và EU gặp nhau khi lệnh ngừng bắn được duy trì ở Dải Gaza.
Cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao của Liên minh Địa Trung Hải (UfM) ngày 27/11 đã được khai mạc tại Barcelona (Tây Ban Nha), với sự tham dự của các ngoại trưởng từ EU cùng với các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi,nhằm thảo luận về hậu quả của cuộc chiến Israel - Hamas và tác động đối với khu vực.
Cả Israel và Chính quyền Palestine (PA) đều là thành viên của UfM cùng với các nước láng giềng Jordan, Liban, Ai Cập và Syria (hiện đang bị đình chỉ).
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, tuần trước đã mô tả cuộc họp là một "nơi lý tưởng” để khởi động lại cuộc đối thoại giữa Israel và Palestine vì hai bên sẽ cùng tham dự cuộc họp.
Theo cơ quan y tế Gaza do Hamas kiểm soát, Madrid đã cố gắng đóng vai trò dẫn đầu trong việc định hình phản ứng của EUđối với cuộc chiến của Israel với Hamas sau vụ tấn công ngày 7/10 nhằm vào Israel.
Ông Sánchez cũng đang thúc đẩy tổ chức một hội nghị hòa bình quốc tế giữa Israel - Palestine và gần đây thảo luận về ý tưởng này với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Israel phản ứng
Nhưng trong khi các ngoại trưởng của Jordan, Ai Cập, Palestine, Liban, Saudi Arabia và Tunisia tham gia cuộc họp ở Tây Ban Nha, Israel sẽ không cử đại diện của mình.
Phái đoàn Israel tại EU cho biết: UfM đã quyết định thay đổi chương trình nghị sự ban đầu và chỉ tập trung vào cuộc xung đột hiện tại mà không hỏi ý kiến Israel. Điều này có nguy cơ biến hội nghị thành một diễn đàn quốc tế khác, trong đó các quốc gia Arab chỉ trích Israel. Vì vậy, Israel không có ý định tham gia.
Khi được hỏi về những khiếu nại trên của Israel, một quan chức EU cho biết việc vắng mặt là "đáng tiếc”, nhưng vì họ là thành viên chính thức của diễn đàn nên họ có quyền lựa chọn không tham dự. Tuy nhiên, chúng tôi không thể không làm bất cứ điều gì ở Gaza vì tình hình rất nghiêm trọng và cần phải được giải quyết.
Sự lạnh nhạt xảy ra khi Tel Aviv vướng vào tranh chấp ngoại giao với Tây Ban Nha và Bỉ sau khi Tel Aviv cáo buộc hai nước "hỗ trợ khủng bố" để đáp lại lời chỉ trích từ thủ tướng của Tây Ban Nha và Bỉ về việc Israel tấn công Gaza.
Ngoại trưởng Israel và Tây Ban Nha đã có cuộc khẩu chiến gay gắt và triệu tập đại sứ của nhau để cảnh báo vào cuối tuần trước trong khi Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez và người đồng cấp Bỉ Alexander De Croo thực hiện chuyến thăm tới Trung Đông.
Phát biểu tại Jerusalem cùng với ông Netanyahu hôm 23/11, ông Sánchez cho biết số thường dân thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel vào Gaza là "không thể chấp nhận", và Thủ tướng Bỉ De Croo cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong một bài phát biểu tại cửa khẩu biên giới Rafah.
Thủ tướng Sánchez cũng cho biết Tây Ban Nha sẽ sẵn sàng đơn phương công nhận một nhà nước Palestine ngay cả khi "EU không làm như vậy”, khác với lập trường trước đây của ông trong bối cảnh có yêu cầu từ đối tác liên minh cánh tả Sumar.
Bình luận của hai nhà lãnh đạo châu Âu đã dẫn đến phản ứng gay gắt từ Ngoại trưởng Israel Eli Cohen, người chỉ trích nhận xét của hai thủ tướng trên là "những tuyên bố sai lầm” được đưa ra "ủng hộ khủng bố”.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha José Manuel Albares cho biết trong một tuyên bố rằng những cáo buộc này là "hoàn toàn sai sự thật và không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, với sự vắng mặt của đại diện Israel tại Barcelona trong cuộc họp ngày 27/11 có nguy cơ làm lộ thêm những khác biệt giữa các thành viên EU, cũng như với các quốc gia Arab.
Trong những tuần qua, người châu Âu phần lớn chia thành hai phe, trong đó Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha kêu gọi ngừng bắn ở Gaza, trong khi Đức, CH Séc, Áo và Hungary bác bỏ một bước đi như vậy vì đi ngược lại "quyền tự vệ của Israel".
Các nước Arab dự kiến sẽ thể hiện một mặt trận đoàn kết hơn phản đối Israel và kêu gọi ngừng bắn vĩnh viễn cũng như thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho người Palestine ở Gaza. Và trong khi EU muốn thảo luận về Gaza sau xung đột, thì các quốc gia Arab lại muốn tập trung vào việc chấm dứt chiến dịchquân sự của Israel.
Theo Julien Barnes-Dacey, nhà nghiên cứu Trung Đông tại Hội đồng Đối ngoại châu Âu, sự chia rẽ trong nội bộ EU sẽ khiến việc phối hợp với các quốc gia Arab và tìm ra "điểm chung” trở nên khó khăn hơn. "Có một số nước châu Âu từ chối kêu gọi ngừng bắn, trong khi Pháp, Tây Ban Nha và Ireland lại ủng hộ. Nó rõ ràng làm suy yếu EU với tư cách là nhà đối thoại", chuyên gia này nêu rõ.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại EU Josep Borrell, người đồng chủ trì hội nghị và vừa trở về sau chuyến đi Trung Đông, dự kiến sẽ thảo luận về các ý tưởng cho dự thảo lộ trình của EU cho tương lai sau khi giao tranh kết thúc.
Các yếu tố ban đầu của dự thảo đã được thảo luận rộng rãi giữa các ngoại trưởng EU vào đầu tháng này, nhưng vẫn chưa chắc chắn làm thế nào khối có thể đảm bảo sự tham gia của các nước trong khu vực.
Chỉ hai tháng trước, EU đã thúc đẩy các kế hoạch giúp dẫn dắt một sáng kiến hòa bình mới tập trung vào Trung Đông, nhằm bắt đầu lại các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine và nhận được phản ứng tích cực trên toàn khu vực.
Nhưng những cáo buộc gần đây về sự thiên vị ủng hộ Israel và "tiêu chuẩn kép" trong cuộc chiến ở Gaza đã làm dấy lên lo ngại có thể làm suy yếu sự ủng hộ ngoại giao dành cho Ukraine ở "Nam toàn cầu" (các nước đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây) và vai trò của EU trong việc nhấn mạnh các điều khoản nhân quyền trong các thỏa thuận quốc tế.
"Mọi chuyện sẽ rất khó khăn. Ví dụ, Tunisia sẽ chỉ trích Israel rất khắc nghiệt. Sẽ có rất ít cuộc đối thoại và các quan điểm sẽ rất xa nhau. Tuy nhiên, hội nghị sẽ tạo không gian cho các cuộc đàm phán chính thức và không chính thức, tạo cơ hội cho các nhà ngoại giao thể hiện quan điểm ngoài quan điểm chính trị”, một nhà ngoại giao Pháp cho biết.
Theo cập nhật mới nhất ngày 22/11 của giới chức Nigeria, có 25 người thiệt mạng trong vụ tai nạn giao thông kinh hoàng liên quan đến chiếc xe tải chở hành khách và hàng hóa quá tải ở bang Niger, miền Trung nước này xảy ra 1 ngày trước đó.