Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc bầu cử kéo dài đến 44 ngày để lựa chọn người lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới này.


Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Allahabad, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ ngày 12/5/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Hôm 16/3, Ủy ban bầu cử Ấn Độ đã công bố thời điểm tổ chức cuộc bầu cử quy mô hàng đầu thế giới. Ứớc tính có khoảng 969 triệu cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử được đánh giá là lớn và hết sức phức tạp này các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu 543  hạ nghị sỹ trong Hạ viện (Lok Sabha). 

Theo hệ thống nghị viện của Ấn Độ, đảng nào giành được đa số trong số 543 ghế ở Lok Sabha, sẽ thành lập chính phủ và bổ nhiệm ứng cử viên của đảng giữ chức vụ thủ tướng.

Đảng Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) của Thủ tướng đương nhiệm Narendra Modi đã giành được 303 ghế tại Lok Sabha trong cuộc bầu cử năm 2019. Nhiệm kỳ của Lok Sabha đương nhiệm dự kiến hết hạn vào ngày 16/6.

44 ngày, 7 giai đoạn

Quá trình bầu cử diễn ra trong 44 ngày cho đến khi kết quả được công bố vào ngày 4/6. Chủ tịch Ủy ban bầu cử Ấn Độ, ông Rajiv Kumar cho biết, cuộc bầu cử diễn ra từ ngày 19/4 đến ngày 1/6 và chia thành bảy giai đoạn. Việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành vào ngày 4/6.

Ngoài 19/4, các ngày bỏ phiếu khác bao gồm 26/4, 7/5, 13/5, 20/5, 25/5 và ngày 1/6. Một số tiểu bang hoàn tất việc bỏ phiếu trong một ngày, trong khi những tiểu bang khác sẽ bỏ phiếu trải đều qua nhiều giai đoạn.

Ông N Gopalaswami, cựu chủ tịch Ủy ban bầu cử Ấn Độ, nhận định lý do chính dẫn đến cuộc bầu cử nhiều giai đoạn là để triển khai lực lượng an ninh liên bang khổng lồ. Cuộc bầu cử năm 1980 tại Ấn Độ diễn ra chỉ trong 4 ngày, năm 2019 là 39 ngày.

969 triệu cử tri

Số cử tri tại Ấn Độ còn lớn hơn dân số của tất cả các quốc gia châu Âu cộng lại. Họ sẽ bỏ phiếu thông qua 5,5 triệu máy bỏ phiếu điện tử tại 1,05 triệu điểm bỏ phiếu, trong đó một số điểm nằm ở vùng núi phủ tuyết thuộc dãy Himalaya, sa mạc Rajasthan và các đảo dân cư thưa thớt ở Ấn Độ Dương. Ủy ban bầu cử sẽ huy động khoảng 15 triệu nhân viên bầu cử và nhân viên an ninh. Họ dự kiến đi bộ qua sa mạc, cưỡi voi và lạc đà, di chuyển bằng thuyền hoặc trực thăng để đảm bảo mọi cử tri đều có thể bỏ phiếu.

2.660 đảng

Là một nền dân chủ đa đảng, Ấn Độ có khoảng 2.660 đảng chính trị đã đăng ký. Các đảng cạnh tranh trong cuộc bầu cử đều có biểu tượng riêng, như hoa sen của Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) cầm quyền, bàn tay của đảng Quốc đại đối lập và các biểu tượng khác, từ con voi đến chiếc xe đạp, mũi tên…

Điều này nhằm giúp cử tri dễ dàng xác định ứng cử viên bởi có gần 1/4 dân số Ấn Độ không biết chữ. Năm 2019, bảy đảng cấp quốc gia, 43 đảng cấp bang và 623 đảng chính trị khác tham gia vào cuộc bầu cử.

Các đảng có vai trò quan trọng trong cơ quan lập pháp của bang được công nhận là đảng của bang. Những đảng có hiện diện đáng kể ở nhiều bang sẽ được xếp vào đảng quốc gia. Năm 2019, có 36 đảng giành được một hoặc nhiều ghế tại Lok Sabha.

Trong số 543 ứng cử viên chiến thắng năm 2019, có 397 người thuộc các đảng quốc gia, 136 người thuộc các đảng cấp bang, 6 người thuộc các đảng khác và 4 người là ứng viên độc lập. Kỷ lục có 612 triệu người trong tổng số 912 triệu cử tri đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, đạt tỷ lệ 67,4%. Sự tham gia của nữ cử tri cũng tăng lên mức lịch sử 67,18%.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục