Chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu vừa thông qua một dự luật mới của khối về cắt giảm rác thải bao bì và cấm đồ nhựa dùng một lần.


Theo dự luật, Liên minh châu Âu đặt mục tiêu giảm dần rác thải bao bì bất kể vật liệu nhựa, gỗ, sắt, nhôm, thủy tinh, giấy và bìa cứng, cụ thể là giảm 5% đến năm 2030, 10% đến năm 2035 và 15% đến năm 2040 so với năm 2018.

Đến năm 2030, tất cả các bao bì được sử dụng trong EU phải tái chế được, ngoại trừ một số trường hợp. Trong các quán cà phê và nhà hàng, tất cả các sản phẩm nhựa sử dụng một lần cho bán lẻ sẽ bị cấm, nhưng bao bì bằng giấy hoặc bìa cứng vẫn được phép.

Để có hiệu lực, dự luật này còn cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn.

Cơ quan Thống kê châu Âu cho biết khối này đã sản xuất 84 triệu tấn bao bì vào năm 2021, tương đương 188,7 kg rác thải/người. Nếu không có biện pháp giải quyết, ước tính lượng rác thải này có thể tăng lên 209 kg/người vào năm 2030.

Trong khi các nhà lập pháp không đồng tình với lệnh cấm hoàn toàn đối với giấy gói và hộp giấy dùng một lần trong các nhà hàng thức ăn nhanh, một loạt rác thải quen thuộc sẽ sớm bị cấm theo một thỏa thuận mà họ kỳ vọng sẽ đảo ngược tình trạng rác thải bao bì đang gia tăng trên khắp EU.


Ngoài lệnh cấm hàng chục loại sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, dao kéo và tăm bông, EU khuyến khích các quốc gia thành viên giảm sử dụng bao bì nhựa và đưa ra các quy định ghi nhãn chặt chẽ hơn. (Ảnh: EcoPolitic)

Các nhà hàng thức ăn nhanh sẽ không được phục vụ đồ ăn và đồ uống tại chỗ bằng giấy gói và cốc nhựa dùng một lần. Tuy nhiên, sau nhiều tháng đàm phán, các nhà lập pháp đã đồng ý việc sử dụng giấy và bìa cứng có thể được tiếp tục, làm giảm đáng kể đề xuất của Ủy ban Châu Âu cho một lệnh cấm hoàn toàn.

Các biện háp hạn chế nói trên là một phần của Quy định về chất thải bao bì và bao bì (PPWR) mới đã được thống nhất trước đó vào ngày 4/3, trong đó đặt ra mục tiêu cụ thể là cắt giảm 5% khối lượng rác thải bao bì được tạo ra ở EU vào năm 2030, mức hiện vào khoảng 190 kg/người.

Mục tiêu giảm thiểu tăng lên 10% vào năm 2035 và 15% vào năm 2040. Để giúp đáp ứng các giới hạn ràng buộc về mặt pháp lý này, luật pháp đề cập đến việc sử dụng quá mức vật liệu đóng gói, ví dụ như giới hạn ở mức 50% lượng khoảng trống trong hộp dùng để vận chuyển và giao hàng thương mại điện tử.

Lĩnh vực thực phẩm mang đi cũng là mục tiêu của các biện pháp hạn chế. Từ năm 2030, các tiệm bánh sandwich, cửa hàng thịt nướng, tiệm bánh pizza và tất cả các cơ sở kinh doanh theo loại hình này sẽ phải cung cấp bao bì có thể tái sử dụng cho ít nhất 10% sản phẩm của họ, cũng như cho phép khách hàng mang theo hộp đựng riêng nếu muốn mà không bị phạt.

Các quy định nên chấm dứt việc sử dụng túi nhựa nhẹ, ví dụ như ở chợ rau quả. Lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Horeca) phải đối mặt với nhiều lệnh hạn chế hơn, như túi nhựa chứa sốt cà chua và kem cà phê sẽ bị cấm hoàn toàn vào năm 2030.

Khách du lịch và khách đi công tác cũng sẽ nhận thấy sự khác biệt vào thời điểm đó, với quy định cấm các chai dầu gội và kem dưỡng da mini được đặt ở hầu hết các khách sạn, trong khi việc đóng gói vali ở sân bay cũng sẽ bị cấm.

Các chính phủ phải đảm bảo thu gom ít nhất 90% chai nhựa và hộp đựng đồ uống bằng kim loại vào năm 2029, đồng thời áp dụng hệ thống hoàn trả tiền ký gửi bắt buộc (DRS).

Theo VTV.VN

Các tin khác


Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Mục đích chuyến thăm Trung Đông mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đã bắt đầu 3 ngày ngoại giao khó khăn ở Trung Đông, với hy vọng tạm dừng cuộc xung đột ở Dải Gaza, vốn đang gây thương vong nặng nề cho dân thường và kích động tình cảm chống Israel ở Mỹ, làm phức tạp thêm chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục