Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) ngày 3/4 đã thông qua nghị quyết về kim cương xung đột và bày tỏ lo ngại về những thách thức chưa từng có mà Quy trình Kimberley phải đối mặt.
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, dự thảo nghị quyết do Tanzania, Zimbabwe và 5 quốc gia khác đệ trình. Nghị quyết được cho là biện pháp cần thiết nhằm thúc đẩy chủ quyền quốc gia, xóa đói giảm nghèo, ngăn ngừa xung đột và loại bỏ khỏi thương mại hợp pháp các yếu tố liên quan đến xung đột, vốn là mục tiêu hàng đầu của Quy trình Kimberley.
Quy trình Kimberley được thông qua năm 2003 nhằm tăng cường tính minh bạch, giám sát hiệu quả trong ngành công nghiệp kim cương, theo đó loại bỏ hoạt động giao thương "kim cương máu” và ngăn chặn việc buôn bán kim cương để tài trợ cho các xung đột chính trị. Có 82 chính phủ đã đưa chương trình Chứng nhận Quy trình Kimberley thành luật.
"Kim cương máu” hay "kim cương xung đột” - theo cách gọi của Liên hợp quốc, là những loại đá quý do các tổ chức phạm pháp khai thác bằng cách bóc lột sức lao động và dùng vào mục đích quân sự hoặc vận chuyển trái phép. Trước khi Quy trình Kimberley ra đời, "kim cương máu” chiếm tới 15% thị trường kim cương toàn cầu. Ngày nay, 99,8% kim cương trên thế giới đến từ các nguồn không liên quan tới các cuộc xung đột.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 30/3, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine thông báo 5 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương vì trúng đạn và giẫm đạp tại một điểm phân phát hàng cứu trợ ở phía Bắc Dải Gaza.
Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật kêu gọi đánh giá lại mối quan hệ của Washington - Nam Phi, trong bối cảnh căng thẳng nhen nhóm giữa hai quốc gia này.
Theo hãng tin TASS, ngày 28/3, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về việc gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban phụ trách các lệnh trừng phạt của HĐBA LHQ đối với Triều Tiên đến ngày 30/4/2025.
EU đã đưa ra chiến lược công nghiệp quốc phòng mới của riêng mình vào thời điểm đưa chưa bao giờ tốt hơn thế. Nhưng nếu không có nguồn tài trợ dài hạn, chiến lược có nguy cơ thất bại.
Không có thay đổi chiến lược nào làm nghiêng cán cân cục diện chiến trường ở Ukraine trong tuần qua. Cuộc chiến tiêu hao vẫn đang định hình xung đột Nga - Ukraine.
Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày, chiều 27/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar đã tới chào xã giao Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Anwar Ibrahim.