Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường EU, tại Tây Ban Nha, các nước EU không nhất trí được một thỏa thuận chung về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mà châu Âu có thể thực hiện. Trong khi Italia, Ba Lan, Hungary và Áo muốn giữ ở mức 20% từ nay đến năm 2020 để đợi các nước lớn khác như Mỹ và Nhật Bản đạt được điều đó, thì Pháp, Anh, Ðức và Bỉ lại ủng hộ phương án tăng mức giảm lên 30% để góp phần tháo gỡ bế tắc cho các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành tại hội nghị khí hậu ở Mexico vào tháng 12 tới.

Ngoài ra, các nước EU cũng chưa thống nhất vấn đề giải ngân nguồn vốn cam kết dành cho các nước nghèo đối phó biến đổi khí hậu. EU dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 20-1 tới để ấn định tỷ lệ cần đưa ra, vì theo Hiệp ước Copenhagen, ngày 31-1 là hạn cuối để các nước châu Âu đưa ra chỉ số giảm khí thải mà họ cam kết thực hiện.


* Những tranh cãi chung quanh báo cáo của Cơ quan liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC) được công bố năm 2007 và là bản báo cáo đã mang lại cho IPCC giải thưởng Nô-ben Hòa bình, tiếp tục "nóng" lên. Tờ Thời báo Chủ nhật (Anh) viết, việc IPCC đưa ra dự đoán "các sông băng ở Himalaya có thể biến mất vào năm 2035" không dựa trên một nghiên cứu có giá trị nào và rằng đây chỉ là những dự đoán dựa theo một nghiên cứu của nhà khoa học Nga V. Clốt-li-a-cốp được công bố năm 1996 nói rằng các sông băng ở Himalaya có thể biến mất vào năm 2350. Chủ tịch IPCC cho biết, sẽ tiến hành điều tra vấn đề báo trên nêu và sẽ sớm bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
 
 
 
                                                                                Theo ND

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục