Thâm Quyến, Trung Quốc; Koh Kut, Thái Lan hay Arbil, Iraq được xem là những điểm du lịch không thể bỏ qua trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21.

Các địa danh này do tờ Huffingon Post của Mỹ bình chọn.
 
1. Thâm Quyến, Trung Quốc
 

Toạ lạc trong vùng châu thổ sông Châu Giang cách không xa Hồng Kông, Thâm Quyến điển hình cho sự chuyển mình nhanh chóng của Trung Quốc thành một “người khổng lồ” về kinh tế. Cách đây 30 năm, Thâm Quyến còn là một cảng ngủ yên. Ngày nay, thành phố này đã trở thành trung tâm kinh tế vùng đồng bằng châu thổ Châu Giang với 14 triệu dân và là một trong những thành phố giàu nhất Trung Quốc.

2. Santiago de Cuba, Cuba
 

Santiago de Cuba - thành phố lớn thứ 2 của Cuba, nằm cách thủ đô Havana khoảng 870km về phía đông nam. Thành phố này có bản sắc dân tộc riêng, hình thành sau nhiều năm là thuộc địa của Pháp, Anh và Tây Ban Nha. Santiago de Cuba nổi tiếng với những phong cảnh tuyệt đẹp và các di sản kiến trúc có giá trị.

3. Perast, Montenegro
 

Montengro, với khí hậu đa dạng và lịch sử phong phú, được dự đoán sẽ trở thành nơi thu hút du khách trong tương lai gần. Và thị trấn ven biển cổ kính, xinh đẹp Perast sẽ là điểm du lịch lý tưởng ở khu vực Địa Trung Hải.

4. Bangalore, Ấn Độ
 

Bangalore là nơi người ta có thể mường tượng trước ra tương lai của đất nước Ấn Độ. Được mệnh danh là thủ đô công nghệ hay “Thung lũng Silicon” của Ấn Độ, Bangalore có nhiều doanh nhân trẻ. Thành phố này cũng tràn ngập các trung tâm mua sắm và sôi động bởi cuộc sống về đêm.

5. Belfast, Bắc Ireland
 

Belfast đã chứng kiến sự chuyển mình ấn tượng trong thập kỷ qua. Với việc đầu tư vào công tác trùng tu các trung tâm văn hoá cổ và theo đuổi các dự án xây dựng mới như trung tâm mua sắm quảng trường Victoria, thành phố này đang hướng tới một tương lai tươi sáng.

6. Koh Kut, Thái Lan
 

Đảo Koh Kut lâu nay không được chú ý do nằm cách xa các khu du lịch chính. Tuy nhiên, những bãi biển hoang sơ của Koh Kut (hay Koh Kood) sẽ là điểm đến lý tưởng cho những ai chán ngấy những nơi đông đúc như Phuket và Koh Samui.

7. Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất
 

Abu Dhabi là thủ đô và thành phố lớn nhất của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất. Thành phố được xây trên một hòn đảo gần đất liền và có một cảng nước sâu nhân tạo quan trọng mang tên Cảng Zayed. Abu Dhabi cũng là một trung tâm tài chính, giao thông vận tải của khu vực giàu dầu mỏ.

8. Cartagena, Colombia
 

Thành phố Cartagena của Colombia là trung tâm quan trọng trong vùng Caribê và cũng là điểm du lịch lý tưởng với nhiều công trình kiến trúc cổ.

9. Seoul, Hàn Quốc
 

Mặc dù bị lu mờ bởi “hàng xóm” Tokyo bấy lâu nay, Seoul vẫn là một trong những thành phố lớn nhất thế giới. Thời trang là một phần quan trọng của văn hoá Seoul và thị trưởng đương nhiệm của thành phố cũng là một người rất đam mê thời trang. Điều ấn tượng nhất là thành phố cổ này đang nỗ lực hiện đại hoá chính mình và các cơ sở hạ tầng.

10. Copenhagen, Đan Mạch
 
 
Thủ đô của Đan Mạch là một trong những thành phố xanh nhất nhưng cũng lạnh nhất thế giới. Copenhagen được mệnh danh là “Thành phố xe đạp” với 37% dân số thủ đô đi xe đạp.
 
11. Arbil, Iraq
 

Vùng Kurdistan tương đối yên bình của Iraq, với đa số dân là người Kurd, đang trở thành một điểm đến thu hút du khách, đặc biệt là thủ phủ Arbil. Các hãng hàng không Áo hiện đã có các chuyến bay tới đây và nhiều hãng hàng không khác dự kiến cũng mở đường bay. Arbil (hay Erbil) được cho là một trong những thành phố có người định cư liên tục sớm nhất và phần lớn lịch sử của thành phố vẫn còn nguyên vẹn như thành luỹ Arbil.

12. Rio de Janeiro, Brazil
 

Rio vốn đã nổi tiếng trên thế giới nhưng trong thập niên mới này, nó chắc chắc sẽ được chú ý trên bản đồ toàn cầu bởi là thành phố Nam Mỹ đầu tiên đăng cai tổ chức thế vận hội Olympics.

13. Châu Nam Cực
 
 
Những năm gần đây, du lịch tới Châu Nam Cực đã phát triển mạnh mẽ mặc dù không phải sự phát triển này đều mang tính tích cực. Khi việc hạn chế tàu du lịch tiếp cận khu vực đã bắt đầu được bàn tới, thập nên này có thể là cơ hội cuối cùng để thăm thú vùng hoang vu rộng lớn trước khi nó bị hạn chế, hoặc tồi tệ hơn, là trước khi Châu Nam Cực biến mất do thay đổi khí hậu.
 
                                                                                 Theo Dantri
 

Các tin khác

Lính Mỹ tuần tra tại Kabul, Afghanistan
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tổng thống Bolivia chỉ trích Mỹ “chiếm đóng quân sự” Haiti

Tổng thống (TT) Bolivia Evo Morales ngày 20-1 cho biết nước này sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên án điều mà ông gọi là sự chiếm đóng quân sự của Mỹ ở Haiti

Kinh tế Trung Quốc vượt Nhật Bản: Đâu là sự thực?

Trung Quốc hôm nay tuyên bố tăng trưởng kinh tế đạt 8,7% trong năm 2009, vượt xa dự đoán của chính phủ.

Nga tăng cường sức mạnh cho hạm đội Baltic

Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố kế hoạch của Nga tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Baltic không liên quan đến việc Mỹ triển khai tên lửa ở Ba Lan - bác bỏ nguồn tin từ Hải quân Nga cho rằng kế hoạch này là nhằm đáp lại động thái của Mỹ.

Trung Quốc phát hiện 2 hồ nước ngầm khổng lồ

Trung Quốc vừa phát hiện 2 hồ nước ngầm khổng lồ ở Qaidam, lòng chảo cao nhất Trung Quốc và nằm trên Cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng - các nhà địa chất nước này hôm qua cho biết.

Châu Á - "động lực" chính đưa kinh tế thế giới thoát suy thoái

Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá, các nền kinh tế châu Á năm 2010 đứng trước bước ngoặt quan trọng: châu Á nhiều khả năng sẽ là động lực chính đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi suy thoái chứ không phải là các nước công nghiệp như trước đây

Phản ứng khác nhau về kết quả sơ bộ bầu cử Ukraine

Mặc dù 27/1 mới là thời điểm chính thức công bố kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra hôm 17/1, nhưng theo thông báo sơ bộ thì Thủ tướng Yulia Tymoshenko và cựu Thủ tướng Viktor Yanukovych sẽ "quyết đấu" tại vòng hai dự kiến diễn ra vào ngày 7/2 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục