Bộ Quốc phòng Nga hôm qua tuyên bố kế hoạch của Nga tăng cường sức mạnh cho Hạm đội Baltic không liên quan đến việc Mỹ triển khai tên lửa ở Ba Lan - bác bỏ nguồn tin từ Hải quân Nga cho rằng kế hoạch này là nhằm đáp lại động thái của Mỹ.

Tên lửa Patriot của Mỹ

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời một quan chức hải quân cấp cao giấu tên của nước này trước đó nói: “Các đơn vị trên mặt nước, dưới nước và trên không của Hạm đội Baltic sẽ được tăng cường. Cùng với những kế hoạch triển khai Patriot trên lãnh thổ Ba Lan trong 5 đến 7 năm tới, sẽ có những thay đổi quan trọng để xác định nhiệm vụ và khả năng quân sự của Hạm đội Baltic”.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga khẳng định kế hoạch về Hạm đội Baltic của Nga và việc Mỹ triển khai tên lửa ở Ba Lan không liên quan đến nhau.

“Những đồn đoán về khả năng tăng cường sức mạnh cho các đơn vị trên mặt nước, dưới nước và trên không của Hạm đội Baltic để đáp lại việc Mỹ triển khai tên lửa Patriot trên đất Ba Lan là không đúng”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng nói.

Ba Lan hôm 20/1 thông báo nước này sẽ triển khai một đơn vị tên lửa Patriot của Mỹ ở thị trấn Morag, chỉ cách biên giới Nga 100km.

Mỹ và Ba Lan trước đó đã thỏa thuận về kế hoạch triển khai các tên lửa đánh chặn ở Ba Lan như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đặt tại châu Âu.

Người phát ngôn của Hải quân Nga từ chối đưa ra bình luận về tin “Nga sẽ có động thái đáp lại Mỹ”, trong khi một nguồn tin cấp cao ở Bộ Ngoại giao Ba Lan nói Warsaw không lo ngại về kế hoạch của Nga.

                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trong ảnh: Một góc Thủ đô Seoul
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Haiti rung chuyển vì dư chấn

Một cơn địa chấn mới lại làm rung chuyển thủ đô Port-au-Prince vốn đã tan hoang của Haiti vào sáng sớm qua, gây nên cơn hoảng loạn mới trong những người còn sống sót từ thảm họa tuần trước.

FBI đối mặt sóng gió mới

Cục Điều tra Liên bang Mỹ có nguy cơ đối mặt với thêm nhiều chỉ trích sau khi có nguồn tin tiết lộ rằng cơ quan này đã thu thập trái phép nội dung hàng ngàn cuộc gọi điện thoại ở Mỹ

''Nếu Trung Quốc còn tiếp tục cư xử như thế...''

Trong những ngày đầu tiên của năm mới, việc làm thế nào để xua tan bầu không khí đã bắt đầu "ngột ngạt" bên trong mối quan hệ này có lẽ là nhiệm vụ gian nan nhất của các nhà lãnh đạo đôi bên.

Xung đột tôn giáo ở Nigeria

Các vụ bạo động làm ít nhất 27 người chết, 300 người bị thương. Chính quyền ra lệnh giới nghiêm, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà

Đấm, đá, cắn, xé trong nghị viện Đài Loan

Trong một phiên họp hôm qua của cơ quan lập pháp Đài Loan, hơn 70 nghị sĩ đã đấm đá, vật nhau trên đất, xé quần xé áo và ném bất cứ thứ gì có thể vào đối thủ.

EU mâu thuẫn về việc cắt giảm khí CO2

Kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Môi trường EU, tại Tây Ban Nha, các nước EU không nhất trí được một thỏa thuận chung về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mà châu Âu có thể thực hiện. Trong khi Italia, Ba Lan, Hungary và Áo muốn giữ ở mức 20% từ nay đến năm 2020 để đợi các nước lớn khác như Mỹ và Nhật Bản đạt được điều đó, thì Pháp, Anh, Ðức và Bỉ lại ủng hộ phương án tăng mức giảm lên 30% để góp phần tháo gỡ bế tắc cho các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành tại hội nghị khí hậu ở Mexico vào tháng 12 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục