Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cầu xin sự thông cảm và chấm dứt tình cảnh sống lưu vong trong cuốn băng phát ngày hôm qua, 2 ngày trước khi Tòa án Tối cao Thái Lan ra phán quyết về khối tài sản trị giá 2,29 tỷ USD của gia đình ông này.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin
 
Trong cuốn băng dài hàng giờ gửi đến những người biểu tình “áo đỏ” ủng hộ ông này trong nước, Thaksin nói ông không muốn chết nơi xứ người, khi sống lưu vong.

“Tôi không muốn trở về nước khi chỉ còn là một bộ xương, vì vậy hãy hiểu cho, tôi sẽ trở về nước khi còn sống… Hãy nói với tôi như tôi là một người Thái và cho tôi biết tôi có thể làm gì”.

Thaksin, 60 tuổi, bị mất chức trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006 sau những cáo buộc tham nhũng và thất lễ với Quốc vương Bhumibol Adulyadej.

Ngày mai, 26/2, Tòa án Tối cao quyết định sẽ tịch thu toàn bộ hay một phần khối tài sản đang bị đã bị phong toả, sau khi quân đội lật đổ ông này. Đây là số tiền mà gia đình Thaksin đã thu về sau khi bán công ty truyền thông Shin Corp cho tập đoàn Singapore Temasek mà không trả thuế cho Nhà nước Thái.

Đồn đoán về phán quyết này đã phủ bóng lên đất nước Thái Lan từ nhiều tháng qua, với nguy cơ dấy lên cơn bão biểu tình và có thể là bạo lực từ những người biểu tình “áo đỏ” ủng hộ Thaksin. Theo phe này, hàng triệu người Thái sẽ xuống đường, nếu Tòa án đưa ra kết luận bất lợi cho Thaksin.

Tuy nhiên, báo chí trong nước đánh giá rằng phong trào áo đỏ ủng hộ ông này dường như đang gặp khó khăn trong việc huy động lực lượng - một phần là do hệ thống an ninh của chính quyền Bangkok rất chặt chẽ, phần khác là vì ban lãnh đạo phong trào càng lúc càng bị chia rẽ.

Hôm qua, “áo đỏ” tuyên bố sẽ không xuống đường sau khi tòa ra phán quyết, mà biểu tình rầm rộ vào ngày 12/3.

                                                                                           Theo Dantri

Các tin khác

Những người ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra tuần hành bên ngoài trụ sở Ngân hàng Bangkok hôm 19-2.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

'Bí kíp' luyện phóng viên của Hàn Quốc

Những phóng viên mới tại Seoul được chủ báo điều động tham gia chương trình kéo dài nhiều tháng bao gồm sống ở một sở cảnh sát, uống rất nhiều nhưng ngủ rất ít. Họ cần phải học điều gì đó từ chương trình này.

Afghanistan: Marjah - phép thử chiến lược mới của NATO

Được mở màn từ ngày 13.2, chiến dịch lớn tấn công sào huyệt Taliban tại Marjah, tỉnh Helmand do các lực lượng Afghanistan phối hợp với liên quân do NATO đứng đầu (ISAF) đã bước sang tuần thứ hai hôm 22.2.

Thủ đô của Nga “chiến đấu” với tuyết

Mátxccơva những ngày này gần như bị lèn chặt dưới tuyết, khi một lượng tuyết lớn chưa từng có trong 40 năm qua đang trút xuống thành phố, gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày.

Iran chọn địa điểm cho 10 nhà máy làm giàu uranium

Một quan chức hạt nhân của Iran hôm nay cho hay Iran đã chọn được các địa điểm có khả năng dùng để đặt 10 nhà máy làm giàu hạt nhân mới và công cuộc xây dựng 2 nhà máy đầu tiên có thể khởi công vào năm nay.

Mỹ - Trung và “cuộc chiến hòa bình”

Đằng sau cuộc gặp Obama - Đạt Lai Lạt Ma cùng hàng loạt những vụ căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc là gì? Đây chính là khúc dạo đầu của “một cuộc mặc cả lớn” giữa Washington và Bắc Kinh không chỉ trong năm 2010.

Thái Lan: Căng thẳng chờ phán quyết về tài sản của ông Thaksin

Chính phủ Thái Lan đã phải huy động thêm ít nhất 20.000 binh sĩ nhằm đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực có thể diễn ra khi Toà án Tối cao nước này ra phán quyết về khối tài sản 2,3 tỉ USD của gia đình cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, dự kiến vào ngày 26.2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục