Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, đang ở giai đoạn lắp ráp trên quỹ đạo cận Trái Đất. ISS bắt đầu được xây dựng năm 1998 và dự kiến hoàn thành năm 2011.

 
 
Tháng 11/1998: Sau nhiều tháng trì hoãn, bộ phận đầu tiên của ISS đã rời Trái đất. Modun đầu tiên mang tên Zarya nặng 24 tấn đã được phóng lên từ Sân bay Vũ trụ Baikonua ở Kazakhstan.

Tháng 12/1998: Phi hành gia Jim Newman của tàu vũ trụ Endeavour nối Zarya và modun thứ 2 Unity lại với nhau.

Tháng 12/1998: Modun Zarya do Nga xây dựng (trái) và Unity do Mỹ xây dựng di chuyển theo quỹ đạo quanh Trái đất sau khi tách ra khỏi tàu vũ trụ Endeavour.

Tháng 5/1999: Nhà du hành Tamara Jernigan thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian kéo dài 7 giờ để xây dựng ISS.

Tháng 6/1999: Một bức ảnh về ISS chụp từ tàu con thoi Discovery.

Trạm vũ trụ sau khi tàu con thoi Atlantis rời đi khi đã hoàn thành các mục tiêu của chuyến đi là nhằm cung cấp trang thiết bị cho nhóm phi hành gia đầu tiên cư trú trên ISS.

ISS trên bầu trời hồ Bailkal ở Siberia. Vào tháng 10/2000, nhóm 3 phi hành gia Nga-Mỹ - gọi tắt là nhóm Expedition 1 - đã trở thành các nhà du hành đầu tiên sống trên ISS.

Tháng 2/2001: Nhóm Expedition 1 (trong trang phục màu xanh) đón đoàn du khách thứ 2 tới ISS kể từ khi cư trú trên trạm vũ trụ.

Tháng 3/2001: Modun Leonardo do Italia chế tạo - mang theo 5 tấn hàng hoá - nằm trên khoang chứa hàng của tàu con thoi Discovery.

Tháng 7/2001: Cánh tay robot mới được lắp đặt cho ISS.

Tháng 9/2001: Một đoạn video gửi từ ISS cho thấy khói bốc lên từ thành phố New York trong vụ tấn công khủng bố 11/9 vào Trung tâm thương mại thế giới. Video được thực hiện ở độ cao khoảng 400km so với mặt biển.

Tháng 8/2005: Phi hành gia Soichi Noguchi của Nhật Bản vẫy tay chào từ tàu con thoi Shuttle. Noguchi đã thay thế một con quay hồi chuyển bị hỏng trên ISS.

Tháng 9/2006: Phi hành gia người Mỹ Heidemarie Stefanyshyn-Piper trên các bộ phận lắp ráp mới của ISS.

Tháng 11/2007: Một vết rách trên tấm thu năng lượng mặt trời của ISS đã được phát hiện trong một cuộc đi bộ ngoài không gian. Các phi hành gia đã mất 7 giờ để sửa chữa nó.

Tháng 3/2009: Cánh tay robot trên ISS vận chuyển các thiết bị và modun từ tàu vũ trụ lên ISS.

Tháng 7/2009: Đường cong của Trái đất cắt ngang 1 trong 2 tàu vũ trụ Soyuz đang nối ghép với ISS.

Tháng 9/2009: Trạm vũ trụ quốc tế nhìn từ tàu vũ trụ Discovery.

Tháng 2/2010: Một mái vòm 7 cửa (góc trái trên cùng) đã được gắn vào ISS.

Tháng 2/2010: Phi hành gia Soichi Noguchi dùng camera để chụp ảnh Trái đất trong mái vòm mới của ISS.
 
                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục