Chile đã trở thành một ví dụ cho thấy các nước nhỏ có thể đóng vai trò lớn nhằm biến thế giới trở nên an toàn hơn bằng cách từ bỏ nguyên liệu hạt nhân, hợp tác với Mỹ để di dời lượng uranium làm giàu cao cuối cùng.

 

 
Binh sĩ Chile canh gác một công-ten-nơ chứa nguyên liệu hạt nhân tại lò phản ứng La Reina ở thủ đô Santiago.
Các khối lượng lớn uranium làm giàu cao (HEU) đang được trữ tại các địa điểm không an toàn trên khắp thế giới. Chỉ 25kg HEU - tương đương kích thước một quả bưởi - có thể tạo ra đám mây phóng xạ hình cây nấm đủ để phá hủy hoàn toàn một thành phố nếu bị kích nổ.

Tại hội nghị không phổ biến vũ khí hạt nhân dự kiến tổ chức ở Washington vào đầu tuần tới, nhà lãnh đạo Mỹ Barack Obama sẽ hối thúc các nhà lãnh đạo từ 47 quốc gia hợp tác với Mỹ để đảm bảo an toàn và đưa HEU cấp độ vũ khí ra khỏi các lò phản ứng như Chile đã làm hồi tháng trước.

Sau trận động đất mạnh 8,8 độ richter làm rung chuyển Chile hồi tháng trước, các kỹ sư Mỹ và Chile đã hợp tác chặt chẽ để chiết xuất cẩn thận 18kg HEU cuối cùng của Chile mặc dù đây không phải là công việc đơn giản. Nguyên liệu phóng xạ sau đó được đưa cẩn thận lên 2 công-ten-nơ của một con tàu hai thân, được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn nguy cơ bị rò rỉ HEU, để vận chuyển trên biển.

Sau 2 tuần rưỡi lênh đênh trên biển, trong đó có chuyến đi xuyên qua kênh đào Panama, con tàu chở chất phóng xạ đã tới Trạm vũ khí Charleston ở bang Nam Carolina hồi tháng trước dưới sự giám sát của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Các nhân viên hải quan và thanh sát viên vũ khí đã kiểm tra phóng xạ khi 2 công-ten-nơ được đưa lên những chiếc xe tải và sau đó chuyển tới một địa điểm gần sông Savannah tại bang Nam Carolina và Trung tâm an toàn quốc gia Y-12 ở bang Tennessee, nơi HEU được chuyển thành nhiên liệu an toàn hơn và bán lại để sản xuất điện.

Một năm trước, ông Obama đã cam kết đi đầu trong nỗ lực nhằm gom tất cả nguyên liệu hạt nhân như trên trong vòng 4 năm. Đây là kế hoạch nhiều tham vọng vì nó không chỉ đòi hỏi thời gian chuẩn bị và tài ngoại giao, mà còn cần sự thành thạo và công nghệ chính xác cao. Không quốc gia nào ngoại trừ Mỹ kết hợp tất cả các nhân tố này lại với nhau, thậm chí Nga cũng phụ thuộc vào Mỹ để giúp khử an toàn uranium.

Mỹ đã giúp chuyển đổi hoặc thẩm tra việc đóng cửa 67 lò phản ứng tại 32 quốc gia, từ HEU tới uraium làm giàu thấp (LEU) - nguyên liệu vốn khó hơn nhiều nếu chế tạo vũ khí. Mỹ cũng di dời 2.691 kg nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí để lưu giữ an toàn.

Để giữ lời hứa, ông Obama đã đề xuất tăng 68% ngân sách của Sáng kiến Giảm Đe dọa Toàn cầu lên 559 triệu USD trong năm tài khóa 2011, không chỉ để gom HEU mà còn ngăn chặn buôn lậu nguyên liệu hạt nhân, kiểm soát biên giới và an ninh cảng.

Ngân sách 2,7 tỷ USD của năm tới cho công tác không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi plutonium, cam kết dành 300 triệu USD cho một nhà máy trên sông Savannah để biến 34.000kg plutonium thu hồi từ các đầu đạn hạt nhân để tạo thành nguyên liệu sản xuất điện hạt nhân.

“Chúng tôi vui mừng khi nhìn thấy việc này diễn ra”, Fernando Lopez, từ Ủy ban năng lượng hạt nhân Chile vốn chứng kiến việc chuyển giao bí mật nguyên liệu hạt nhân từ các lò phản ứng gần Santiago tới Mỹ, cho biết.

“Các quốc gia thông thường không muốn nhận đồ phế thải từ các quốc gia khác”, Lopez thừa nhận. “Đặt nó vào một nơi an toàn là việc làm có ích cho tất cả mọi người”.

Chiến lược hạt nhân mới của Mỹ coi cuộc tấn công hạt nhân của các phần tử khủng bố hay phổ biến công nghệ vũ khí hạt nhân cho các quốc gia thù địch là những nguy cơ lớn hơn so với nỗi lo sợ thời Chiến tranh Lạnh về một cuộc chiến hạt nhân.

Ông Obama thừa nhận nguy cơ đã hạ bớt từ các kẻ thù cũ khi ông và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ký kết hiệp ước START mới hôm qua nhằm giảm số đầu đạn hạt nhân của hai nước.

“Lần đầu tiên, ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và khủng bố hạt nhân giờ đây là điều quan trọng nhất trong chương trình nghị sự hạt nhân của Mỹ”, ông Obama nói.

 

                                                                           Theo DanTri

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục