Do quá nhiều người đi lại, ngành hàng không đang đối mặt với tình trạng quá tải tại các sân bay
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) hôm 20-4 cho biết sẽ bắt đầu làm việc để thiết lập những tiêu chuẩn toàn cầu về nồng độ tro bụi núi lửa có thể ảnh hưởng đến động cơ máy bay.
Ông Raymond Benjamin, Tổng Thư ký ICAO, cho biết tổ chức gồm 190 thành viên này sẽ tiến hành một cuộc họp đặc biệt trong ngày 26-4 để bàn về những chuẩn tro bụi theo sau cuộc khủng hoảng giao thông hàng không ở châu Âu do tro bụi núi lửa ở Iceland gây ra.
Cuộc họp sẽ có sự tham gia của các nhà khoa học, đại diện ngành công nghiệp hàng không, nhà sản xuất, chính phủ các nước và Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).
Hành khách tại sân bay Incheon (Hàn Quốc) vui mừng trước khi đáp chuyến bay đến
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh số lượng máy bay cất cánh trên bầu trời châu Âu tăng nhiều trong ngày 21-4 theo sau quyết định mở cửa không phận của nhiều nước châu Âu, mà mới nhất là Anh, Đức và Đan Mạch.
Tại châu Á, số lượng chuyến bay đến châu Âu và ngược lại cũng gia tăng. Theo hãng tin AFP, hành khách xếp hàng dài tại các sân bay lớn khắp châu Á với hy vọng đáp được chuyến bay sớm nhất đến châu Âu.
Dù tình hình giao thông hàng không ở châu Âu đã được cải thiện, do quá nhiều người đi lại nên ngành hàng không vẫn đối mặt với tình trạng quá tải tại các sân bay.
Hàng triệu hành khách đã bị mắc kẹt khắp thế giới kể từ khi châu Âu đóng cửa không phận từ ngày 14-4 do đám mây tro bụi phun trào từ núi lửa Eyjafjallajokull ở
Trong khi đó, lịch bay của các hãng hàng không cũng bị đảo lộn khi nhiều chuyến bay bị hoãn. Vì thế, hãng hàng không British Airways (Anh) cảnh báo: “Do có nhiều máy bay và nhân viên không hoạt động trong những ngày qua, việc khôi phục hoạt động bình thường sẽ mất không ít thời gian”.
Thiệt hại mà các hãng hàng không gặp phải từ cuộc khủng hoảng là không hề nhỏ. Theo IATA, ngành công nghiệp hàng không đã thiệt hại 1,76 tỉ USD tính đến ngày 20-4.
Ông Giovanni Bisignani, Tổng Giám đốc IATA, cho biết có ít nhất 5 hãng hàng không nhỏ và vừa ở châu Âu có nguy cơ bị phá sản do cuộc khủng hoảng và đòi Liên hiệp châu Âu bồi thường.
Riêng ngành công nghiệp hàng không châu Á – Thái Bình Dương ước tính họ thiệt hại 40 triệu USD/ngày do lệnh hạn chế bay ở châu Âu trong mấy ngày qua.
Nguy cơ từ núi lửa thứ 2 ở
|
Theo NLĐ
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yoo Myung-hwan hôm qua tuyên bố sẽ đưa vụ chìm tuần dương hạm Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nếu Triều Tiên được xác nhận là nước đứng sau vụ việc này.
Một đám mây tro bụi mới từ núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland đang tiến về phía nước Anh. Các chuyến bay tại phần lớn châu Âu được nối lại với số lượng hạn chế trong ngày 20-4 sau khi bộ trưởng giao thông các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đồng ý nới lỏng lệnh hạn chế bay trên không phận châu lục này. Tiếp đó, Cơ quan Điều phối chuyến bay Eurocontrol dự báo rằng các giao thông hàng không qua châu Âu này sẽ trở lại bình thường trong ngày 22-4.
Chiều 17/4, ông Suporn Attawong, lãnh đạo của Mặt trận thống nhất dân chủ chống độc tài (UDD) cho biết, cuộc họp lãnh đạo chủ chốt của UDD vừa nhất trí, người biểu tình sẽ kéo đến bao vây trụ sở chính Ngân hàng Bangkok tại đường Silom.
Thủ tướng Iraq và các quan chức quân sự Mỹ cho hay, 2 thủ lĩnh hàng đầu của al-Qaeda tại Iraq đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch phối hợp giữa quân đội Mỹ và các lực lượng địa phương.
Ngày 19/4, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan, vốn đang cố gắng củng cố quyền lực sau cuộc nổi dậy hồi đầu tháng, đã công bố một kế hoạch cải cách được họ nói là sẽ góp phần khôi phục nền dân chủ tại quốc gia Trung Á này.
Theo AP, tính đến hôm qua (19-4), các sân bay lớn ở châu Âu đã phải đóng cửa năm ngày liền, do bầu trời châu lục này bị bao phủ bởi làn tro bụi phát ra từ núi lửa ở Iceland khi ngọn núi lửa này phun trào trở lại ngày 15-4 vừa qua.