Ngày hôm qua, hàng nghìn bác sĩ, y tá, giáo viên, nhân viên thuế và công nhân bốc vác tại các bến cảng ở Hy Lạp đã đồng loạt bãi công để phản đối các chính sách kinh tế khắc khổ mà chính phủ đang áp dụng nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ và thâm hụt ngân sách ở nước này.

 

Đây là cuộc bãi công thứ tư trong khu vực nhà nước tại Hy Lạp từ đầu năm đến nay.

Cuộc bãi công đã khiến cho nhiều dịch vụ công bị tê liệt. Vào giữa trưa, những người biểu tình đã tuần hành về trụ sở Quốc hội, khi các quan chức Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) bước vào ngày họp thứ hai bàn về các chi tiết trong gói cứu trợ phối hợp EU/IMF dành cho Hy Lạp.

Tổng Thư ký Nghiệp đoàn khu vực nhà nước ADEDY đại diện cho quyền lợi của nửa triệu người lao động ở Hy Lạp, ông Ilias Iliopoulos, cho rằng các biện pháp siết chặt tài chính của chính phủ, gồm giảm lương trong khu vực nhà nước, ngừng trợ cấp hưu trí và tăng thuế..., không thể giúp Hy Lạp thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ.

Những người biểu tình kêu gọi chính phủ không tăng cường các chính sách "thắt lưng buộc bụng" vì lo ngại việc áp dụng chúng như là điều kiện bắt buộc để đổi lấy gói cứu trợ EU/IMF có thể khiến cho đời sống của người dân khó khăn hơn, đặc biệt trong bối cảnh 1/5 dân số nước này hiện đang sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn của EU.

Trước sức ép từ thị trường và các nhà hoạch định chính sách EU, Chính phủ Hy Lạp cam kết sẽ xúc tiến các cải cách nhằm tổ chức lại hoạt động tài chính ở nước này.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp George Papakonstantinou ngày 21/4 vừa qua tuyên bố sẽ không áp dụng thêm bất kỳ biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nào trong năm nay.

Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách theo dõi sát các cuộc biểu tình ở Hy Lạp sau khi xuất hiện mối lo ngại sức ép biểu tình có thể khiến Athens không tôn trọng cam kết cắt giảm thâm hụt ngân sách nhà nước từ mức hai con số xuống dưới mức trần 3% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2012, theo quy định của EU./.

                                                                                    Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Quyền Tổng thống Bronislaw Komorowski được coi là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử tới
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Malaysia dành 3,2 tỷ USD mua thiết bị quốc phòng

Ngày 21/4, Malaysia cho biết nước này vừa ký nhiều thỏa thuận mua trang thiết bị quốc phòng, tổng giá trị lên tới 3,2 tỷ USD.

Kyrgyzstan: Tái diễn vòng quay bạo lực

Việc Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đồng ý từ chức và sang sống tị nạn ở Kazakhstan những tưởng sẽ giúp Kyrgyzstan phần nào tránh được nguy cơ đụng độ giữa các phe phái. Nhưng không, ngày 20/4, ngay sau khi có tin ông Kurmanbek Bakiyev rời khỏi Kazaskhstan, thủ đô Bishkek lại chìm trong vòng quay mới của biểu tình và bạo lực.

Phát tán truyền đơn gọi ông Thaksin là tổng thống

Thái Lan điều tra giao dịch mờ ám 5 tỉ baht liên quan đến gia đình Thaksin. • Phe áo đỏ tản đến điểm biểu tình mới.

Mỹ cảnh cáo Syria

Khả năng cải thiện quan hệ Mỹ - Syria đang vấp phải trở ngại trước các cáo buộc Damascus cung cấp vũ khí cho Hezbollah tại Li-băng.

Hàn Quốc sẽ đưa vụ chìm tuần dương hạm ra Hội đồng Bảo an

Ngoại trưởng Hàn Quốc Yoo Myung-hwan hôm qua tuyên bố sẽ đưa vụ chìm tuần dương hạm Cheonan ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nếu Triều Tiên được xác nhận là nước đứng sau vụ việc này.

Bắt đầu mở cửa trời Âu

Một đám mây tro bụi mới từ núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland đang tiến về phía nước Anh. Các chuyến bay tại phần lớn châu Âu được nối lại với số lượng hạn chế trong ngày 20-4 sau khi bộ trưởng giao thông các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) đồng ý nới lỏng lệnh hạn chế bay trên không phận châu lục này. Tiếp đó, Cơ quan Điều phối chuyến bay Eurocontrol dự báo rằng các giao thông hàng không qua châu Âu này sẽ trở lại bình thường trong ngày 22-4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục