Quân đội Hàn Quốc được đặt trong trạng thái sẵn sàng .

Quân đội Hàn Quốc được đặt trong trạng thái sẵn sàng .

Khi CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu đồng ý trở lại đàm phán hạt nhân sáu bên, Hàn Quốc lại từ chối tham gia vì vụ chìm tàu.

Hàn Quốc hôm qua tuyên bố sẽ không tham gia nối lại vòng đàm phán hạt nhân sáu bên cho đến khi nước này điều tra rõ ràng vụ tàu hải quân Cheonan bị nổ và chìm trên Hoàng Hải hồi tháng 3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hãng tin Yonhap dẫn lời phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Park Sun-kyoo nói: “Lập trường của chúng tôi là sẽ không có cuộc đàm phán sáu bên trước khi giải quyết sự cố tàu Cheonan”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Kim Young-sun cho biết Mỹ và Trung Quốc cũng đã chấp nhận quyết định này. Ông Kim nói Hàn Quốc, Mỹ và Trung Quốc thỏa thuận rằng một cuộc điều tra khách quan và rốt ráo để tìm ra nguyên nhân của vụ đắm tàu sẽ được ưu tiên. “Khi có kết quả điều tra, các giải pháp cần thiết sẽ được cân nhắc và sau đó, cuộc đàm phán sẽ được xem xét lại thông qua ý kiến của các nước có liên quan”, AFP dẫn lời ông Kim.

Động thái của Seoul khiến hy vọng khôi phục đàm phán hạt nhân sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng bị dập tắt. Yonhap hôm qua đưa tin trong buổi gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh hôm 5.5, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-il nói ông sẵn sàng trở lại vòng đàm phán. Theo báo chí phương Tây và Hàn Quốc, ông Kim đã đến Trung Quốc bằng xe lửa vào ngày 3.5, nhưng truyền thông Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên vẫn chưa xác nhận thông tin này.

Cũng vào hôm qua, Yonhap đưa tin các thanh tra vừa phát hiện dấu vết của thuốc nổ trên thân tàu Cheonan. Một quan chức quân đội giấu tên cho biết: “Kết quả phân tích sẽ được công bố trong tuần này và khi đó sẽ biết được thuốc nổ có phải từ ngư lôi hay không”. Cùng với bốn mảnh kim loại thu được tại hiện trường trước đó, phát hiện mới càng làm tăng thêm khả năng tàu Cheonan bị tấn công. Tờ Dong-A Ilbo  hôm qua đưa tin sau khi phân tích các bằng chứng, các nhà điều tra Mỹ và Hàn Quốc kết luận con tàu đã bị miền bắc bắn chìm. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã nhanh chóng phủ nhận thông tin này và nói rằng việc điều tra vẫn đang được thực hiện và chưa có kết luận rõ ràng.

Cho đến nay, Hàn Quốc chưa chính thức cáo buộc CHDCND Triều Tiên làm đắm tàu và Bình Nhưỡng cũng vẫn phủ nhận có liên quan. Tuy nhiên, những bước đi gần đây của hai miền cho thấy vấn đề đang trở nên căng hơn. Ngày 5.5, Yonhap đưa tin CHDCND Triều Tiên đã hoàn tất việc triển khai 50.000 lính đặc nhiệm đến biên giới liên Triều, sau 3 năm thực hiện. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ra lệnh rà soát mức độ sẵn sàng của quân đội và tuyên bố vụ chìm tàu là một vấn đề liên Triều và quốc tế nghiêm trọng. Đây là lời ám chỉ rõ ràng nhất của Seoul về sự liên quan của Bình Nhưỡng trong vụ đắm tàu Cheonan.

                                                                                  Theo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nga diễn tập chuẩn bị lễ diễu binh ngày 9.5 trên quảng trường Đỏ.
Không có hình ảnh
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu tại Hội nghị NPT hôm 3/5.

Hy Lạp: Biểu tình biến thành bạo loạn

Hãng AFP đưa tin, theo lời kêu gọi tổng đình công của Nghiệp đoàn khu vực Nhà nước Hy Lạp ADEDY, 20.000 người đã đổ về khu vực trung tâm của thủ đô Athens để biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của Chính phủ Hy Lạp. Chính sách này đề ra để giảm mức thâm hụt ngân sách xuống còn 3% trong 3 năm. Biểu tình đã biến thành bạo loạn khiến các nhà chức trách của Athens phải huy động tất cả cảnh sát để đối phó.

Động đất mạnh ngoài khơi Indonesia

Đêm qua, một trận động đất mạnh 6,3 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Bengkulu trên đảo Sumatra của Indonesia, nhưng chưa có thông báo về thiệt hại về người và vật chất, cũng không có cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Triều Tiên tăng quân tại biên giới

Khoảng 50.000 lính đặc nhiệm CHDCND Triều Tiên được triển khai dọc biên giới Hàn Quốc

Brazil làm trung gian hòa giải về thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân

Hãng thông tấn Fars của I-ran ngày 5-5 dẫn nguồn tin từ Văn phòng của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad cho biết, trong cuộc nói chuyện điện thoại với người đồng cấp Venezuela, ông Ahmadinejad đã đồng ý về nguyên tắc để Brazil làm trung gian hòa giải về thỏa thuận nhiên liệu hạt nhân. Thỏa thuận này được đưa ra tháng 10 năm ngoái theo đó

5 điều kiện then chốt thúc đẩy thành công NPT

Ngày 4-5, Hội nghị LHQ đánh giá việc thực thi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) bước sang ngày làm việc thứ hai trong bầu không khí hết sức căng thẳng sau khi nảy sinh căng thẳng giữa Mỹ và Iran trong ngày làm việc đầu tiên.

Thái Lan có thể giải tán Quốc hội sớm hơn dự kiến

Thủ tướng Abhisit Vejjajiva cho biết, sẽ công bố lộ trình hòa giải quốc gia nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Theo đó, sẽ giải tán Quốc hội sớm hơn so với hạn chót 9 tháng và bổ nhiệm một ủy ban soạn thảo lại Hiến pháp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục