Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố "chắc chắn sẽ có những hậu quả" dành cho CHDCND Triều Tiên tiếp sau vụ tàu chiến của Hàn Quốc bị chìm hồi tháng 3.
Chính quyền ở Bình Nhưỡng hiện đang bị nhiều quốc gia lên án sau khi một cuộc điều tra quốc tế khẳng định nước này đứng sau vụ chìm tàu Hàn Quốc làm 46 thủy thủ thiệt mạng. Bình Nhưỡng phủ nhận các cáo buộc, gọi đó là "sự bịa đặt" và đe dọa sẽ có chiến tranh nếu các lệnh cấm vận được áp đặt.
Báo cáo điều tra của một nhóm gồm các chuyên gia đến từ Mỹ, Australia, Anh và Thuỵ Điển kết luận rằng một ngư lôi đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc. Theo họ, nhiều bộ phận của quả ngư lôi được tìm thấy dưới đáy biển có những đặc điểm của ngư lôi Triều Tiên.
"Rõ ràng đó là một sự khiêu khích nghiêm trọng của Triều Tiên và chắc chắn sẽ có những hậu quả", trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ PJ Crowley.
Mỹ có 28.000 binh lính đóng ở Hàn Quốc kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên 1950-53.
Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết, Mỹ đã "tham vấn kỹ lưỡng" Hàn Quốc, nước sẽ quyết định cần phải hành động như thế nào.
Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak tuyên bố sẽ có "hành động cứng rắn". Anh, Australia và Nhật Bản cũng bày tỏ sự tức giận đối với Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Triều Tiên tuyên bố sẽ cử nhóm điều tra riêng tới Hàn Quốc để "thẩm tra bằng chứng quan trọng" đằng sau lời buộc tội. Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Triều Tiên nói rằng nước này sẽ "đáp trả bằng một cuộc chiến công lý toàn diện", trích bản tin của hãng thông tấn KCNA.
Từ Bắc Kinh, phát ngôn viên Ma Zhaoxu nói rằng Trung Quốc đã "lưu ý" bản báo cáo và sẽ đưa ra đánh giá riêng, song kêu gọi cả hai bên kiềm chế.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chun Young-woo, Seoul đang xem xét đưa vấn đề lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. "Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ xem xét phản ứng cần thiết trước hành động gây hấn của Trìeu Tiên. Triều Tiên không thể tránh né vụ này".
Tàu chiến Cheonan bị chìm gần vùng biên giới tranh chấp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, làm gia tăng căng thẳng giữa hai quốc gia mà về mặt lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Theo VietNamnet
Hãng tin AP dẫn nguồn tin từ Văn phóng Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tối ngày 20-5, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ bắt đầu chuyến công du đến 3 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Nhật Bản là chặng dừng chân đầu tiên và cũng là địa điểm được bà Hillary đặt trọng tâm cho chuyến công du lần này.
Một nhà phiêu lưu người Úc vừa bắt đầu hành trình nhằm tìm lời giải cho bí ẩn lớn nhất của đỉnh Everest. Nhà leo núi Duncan Chessell muốn tìm kiếm bằng chứng cho thấy đỉnh núi này đã được chinh phục vào năm 1924, tức sớm hơn 29 năm so với những gì được biết hiện nay.
Quan hệ Ukraine-Trung Quốc cần phải được nâng lên một mức mới về chất, đó là quan hệ đối tác chiến lược thiết thực.
Ngày 19-5, hai tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và A Tô Pư (Lào) tổ chức lễ khánh thành mốc biên giới 790, mốc cửa khẩu Quốc tế Bờ Y - Phu Cưa.
Chính phủ Thái Lan ngày 18/5 đã từ chối lời đề nghị đàm phán với những người biểu tình “áo đỏ” do các thượng nghị sỹ nước này làm trung gian nhằm chấm dứt tình trạng đối đầu bạo lực ngày càng gia tăng tại Bangkok.
Seoul tìm thấy đủ bằng chứng thuyết phục cho thấy ngư lôi của Triều Tiên đã đánh đắm tàu chiến của họ hồi tháng ba.