Thủ đô Cai-rô (Ai Cập) bên bờ sông Nin
Bốn nước vùng thượng nguồn sông Nin gồm Tan-da-ni-a, Ru-an-đa, U-gan-đa và Ê-ti-ô-pi-a vừa ký hiệp định mới về chia sẻ nguồn nước sông Nin bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của hai nước ở hạ nguồn gồm Ai Cập và Xu-đăng. Sự việc này khiến dư luận lo ngại xảy ra một cuộc tranh chấp khốc liệt trước nguy cơ nguồn nước trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt.
Với hơn 6.600 km chạy từ hồ Vích-to-ri-a tới Ðịa Trung Hải, sông Nin là con sông dài nhất ở châu Phi, đem lại nguồn năng lượng và nguồn nước sống còn đối với chín quốc gia. Theo hiệp ước ký thời thuộc địa năm 1929 giữa Anh và Ai Cập, Ai Cập chiếm đa số trong quyền sử dụng nguồn nước sông Nin (khoảng 75%) và Xu-đăng (khoảng 11%), phần còn lại chia cho bảy nước khác trong lưu vực sông Nin. Theo đó, Ai Cập có quyền sử dụng khoảng 55,5 tỷ m3 nước/năm, Xu-đăng được 18,5 tỷ m3/năm. Hiệp định này còn trao cho Cai-rô quyền phủ quyết toàn bộ hoạt động hoặc dự án của các nước có nguy cơ gây ảnh hưởng lượng nước và dòng chảy con sông. Các nước khác phải xin phép Ai Cập và Xu-đăng trước khi muốn thực hiện các dự án phát triển lớn trên con sông này. Trong khi đó, áp lực dân số cùng với nhu cầu phát triển, các nước ở thượng nguồn muốn sử dụng sông Nin cho các dự án phát triển. Họ cho rằng, Hiệp ước ký năm 1929 và được sửa đổi năm 1959 không còn phù hợp với tình hình mới và muốn thay thế bằng một hiệp ước khác.
Các nước lưu vực sông Nin đã phải mất mười năm đàm phán về chia sẻ nguồn nước mà chưa giải quyết được những bất đồng để có thể đưa ra dự thảo một hiệp ước mới về sử dụng nguồn nước sông Nin. Tất cả các nước đã nhất trí về một hiệp định khung, song không thể tìm được điểm chung về một điều khoản mà theo đó sẽ làm giảm quyền và lợi ích của Ai Cập và Xu-đăng. Hai nước này vẫn muốn duy trì tình trạng cũ về quyền sử dụng nhiều nhất đối với nguồn nước sông Nin. Ai Cập phụ thuộc phần lớn vào dòng sông Nin và đây là vấn đề an ninh quốc gia, trong khi cho rằng các quốc gia còn lại có những nguồn nước khác. Tuy nhiên, Bộ trưởng phụ trách Nước và Thủy lợi Tan-da-ni-a M.Mơ-oan-đô-xi-a cho rằng, nguồn nước sông Nin đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, trong khi trên thực tế không phải tất cả đều được hưởng nguồn lợi. Các nước ở thượng nguồn rất có nhu cầu làm thủy điện và thủy lợi khi hạn hán xảy ra triền miên, gây ảnh hưởng cuộc sống của hàng chục triệu người. Bộ trưởng phụ trách về vấn đề nước của các quốc gia ở thượng nguồn sông Nin cho rằng, các nước trong khu vực cần đàm phán chia sẻ công bằng nguồn lợi từ sông Nin, tránh xung đột. Tuy nhiên họ cũng thất vọng khi cuộc họp của các nước lưu vực sông Nin tháng 5 vừa qua thiếu sự tham gia của đại diện Ai Cập và
Xu-đăng. Bốn nước ký hiệp ước mới lần này nói rằng họ không thể kiên nhẫn hơn nữa sau mười năm đàm phán. Các nước khác gồm Kê-ni-a, CHDC Công-gô và Bu-run-đi bật đèn xanh ủng hộ hiệp ước này và đang xem xét có thể ký hiệp ước trong những tháng tới. Theo thỏa thuận khung, Sáng kiến lưu vực sông Nin sẽ chuyển thành Ủy ban lưu vực sông Nin, một cơ quan thường trực quản lý nguồn nước sông Nin, trong đó sẽ phân chia công bằng việc sử dụng nguồn nước. Các nước muốn thực hiện các dự án dọc bờ sông Nin phải trình lên Ủy ban này để xin phê chuẩn, thay vì phải xin ý kiến Ai Cập như hiệp ước trước đây. Các nước còn lại sẽ có thời gian một năm để ký hiệp ước.
Bộ trưởng Nước và Môi trường U-gan-đa M.Mu-ta-gam-ba cho biết, sau thời gian một năm, việc ký hiệp ước sẽ kết thúc và nếu Ai Cập hay Xu-đăng chưa ký hiệp ước mới này họ sẽ không tham gia Ủy ban lưu vực sông Nin và trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của hai nước này về một hiệp ước mới sẽ phải tìm kiếm sự trung gian của cộng đồng quốc tế.
Hơn 300 triệu người dân ở lưu vực sông Nin hiện sống phụ thuộc nguồn nước con sông này và đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên khoảng 500 triệu người, gây áp lực lên sông Nin cũng đang ngày càng cạn đi bởi sự thay đổi khí hậu trái đất. Theo các nhà phân tích, nếu các nước lưu vực sông Nin không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề chia sẻ nguồn lợi từ sông Nin có nguy cơ dẫn đến các cuộc tranh chấp nguồn nước khốc liệt chẳng kém gì các cuộc xung đột tranh giành nguồn dầu mỏ.
Theo ND
Ít nhất một phóng viên truyền hình thiệt mạng, 3 trẻ em bị mất tích và 1.600 người buộc phải rời bỏ nhà cửa khi ngọn núi lửa Pacaya ở Guatemala bất ngờ phun đất đá chiều 27/5 (giờ địa phương).
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Korn Chatikavanij ngày 27/5 cho hay, Chính phủ Thái Lan sẽ kiện những người quá khích thuộc phe áo đỏ và đòi bồi thường 100 tỷ baht vì những thiệt hại mà họ gây ra trong 9 tuần lễ tham gia biểu tình và biến biểu tình ở Bangkok thành bạo động.
Ngày 13-5, một ngày sau khi được Nữ Hoàng Ðệ nhị bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của Anh, Thủ tướng Ða-vít Ca-mê-rôn, Chủ tịch đảng Bảo thủ (đảng Tory), đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ liên hiệp.
Ngày 26.5, một ngày sau khi tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Hàn Quốc, Triều Tiên đe doạ đóng cửa đường bộ với Hàn Quốc nếu chính quyền Seoul tiến hành phát các bản tin chiến tranh tâm lý ở khu vực biên giới quân sự giữa hai nước.
Iran và Nga đang vướng vào một cuộc tranh cãi hiếm hoi nhưng rất dữ dội về việc Moscow ủng hộ dự thảo nghị quyết của LHQ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào chương trình hạt nhân của Tehran.
Bán đảo Triều Tiên gần 6 thập kỷ qua trên thực tế vẫn trong tình trạng chiến tranh vì hai bên chưa đạt được thỏa thuận hòa bình sau cuộc Chiến tranh liên Triều năm 1950-1953.