Sáng nay, một trận động đất mạnh 6,4 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi quần đảo Andaman của Ấn Độ. Chỉ vài giờ trước đó, một trận động đất mạnh 6 độ richter cũng đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở miền nam Philippines.
Động đất ở Ấn Độ
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), trận động đất ở Ấn Độ có khả năng đã gây ra sóng thần cục bộ ở vùng tâm chấn, nhưng không có khả năng gây ra sóng thần trên diện rộng với sức tàn phá lớn.
Động đất xảy ra lúc 1 giờ 21 phút sáng (giờ địa phương) ở độ sâu 127 km với tâm động đất nằm cách Cảng Blair trên quần đảo Andaman, Vịnh Bengal, 120km. Quần đảo Andaman là một trong những nơi bị ảnh hưởng của cơn sóng thần khủng khiếp năm 2004.
Trong khi đó, vẫn theo USGS, lúc 6 giờ 16 phút tối qua (giờ địa phương), một trận động đất 6,0 độ richter đã xảy ra ở miền nam Philippines với tâm động đất ở 45km về phía tây nam thành phố Cotabato thuộc trung tâm khu vực Mindanao. Động đất ở độ sâu 33 km.
Chấn động cũng được cảm nhận ở những thành phố như Pagadian và General Santos, khiến người dân một phen hoảng sợ. Tuy nhiên, chưa có thông báo về con số thiệt hại.
Ðược phép của Chính phủ nước ta, tàu INS RANJIT và tàu INS KULISH của Hải quân Ấn Ðộ đã cập cảng, thăm hữu nghị TP Hải Phòng từ ngày 30-5 đến 2-6.
Theo nhật báo The Washington Post của Mỹ số ra ngày 29-5, giới quân sự Mỹ đang cân nhắc khả năng mở các cuộc không kích vào các tay súng Taliban tại Pakistan. Báo này dẫn mối liên hệ giữa nghi can đánh bom Quảng trường Thời đại, Faisal Shahzad, với các phần tử của Taliban tại Pakistan, xem đó là một trong những nguyên nhân thôi thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama có biện pháp đáp trả.
Khu vực từng bị động đất khiến hơn 2.000 người chết ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, lại phải hứng chịu thêm địa chấn sáng nay.
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva hôm qua tuyên bố ông sẵn sàng giải tán Quốc hội và tổ chức cuộc bầu cử mới nếu mọi điều kiện đều được đáp ứng theo lộ trình hòa giải dân tộc mà ông đề xuất.
Bình Nhưỡng nói cuộc điều tra đa quốc gia do Hàn Quốc đứng đầu là không khách quan và công bằng
Bốn nước vùng thượng nguồn sông Nin gồm Tan-da-ni-a, Ru-an-đa, U-gan-đa và Ê-ti-ô-pi-a vừa ký hiệp định mới về chia sẻ nguồn nước sông Nin bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của hai nước ở hạ nguồn gồm Ai Cập và Xu-đăng. Sự việc này khiến dư luận lo ngại xảy ra một cuộc tranh chấp khốc liệt trước nguy cơ nguồn nước trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt.