Israel tuyên bố sẽ thả tất cả nhà hoạt động vừa bị bắt và cùng Ai Cập tạm nới lỏng phong tỏa Dải Gaza - sau khi vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ quốc tế về vụ đột kích đẫm máu của lính Israel vào đoàn tàu chở hàng cứu trợ đến Gaza.
Tuy nhiên, hiện vấn chưa rõ khi nào lực lượng Hamas sẽ cho phép người dân vượt biên giới vào Ai Cập. Ai Cập vốn có quan hệ lạnh nhạt với lực lượng Hamas đang nắm quyền kiểm soát vùng đất này. Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Israel ngụ ý rằng Israel sẽ xem xét các biện pháp nới lỏng phong tỏa để cho phép nhiều hàng hóa hơn vào Gaza. Hôm qua, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố tất cả các nhà hoạt động trên đoàn tàu cứu trợ đến Gaza bị đột kích hôm 31/5 sẽ được phóng thích trong vòng 40 giờ nữa. Tin khẳng định Bộ trưởng Nội vụ Eli Yishai đã được chỉ thị trục xuất những người bị bắt “ngay lập tức”. Ông Yishi xác nhận hoạt động phóng thích bắt đầu từ hôm qua và có thể hoàn tất trong vòng 48 giờ. Trước đó, có tin Israel đã bắt đầu trục xuất gần 700 nhà hoạt động bị lính Israel bắt giữ khi tấn công đoàn tàu. Sau đó, tối qua, Chính phủ Israel cam kết sẽ phóng thích hầu hết trong số này trong vòng 2 ngày tới, nhưng khoảng 50 người sẽ vẫn bị giữ lại “để điều tra về sự tham gia của họ trong vụ xung đột bạo lực trên biển”. Israel cũng thề sẽ ngăn chặn nỗ lực mới của các nhóm ủng hộ Palestine triển khai thêm thuyền đến Gaza, cho rằng một số nhà hoạt động bị bắt vì mang theo vũ khí và lượng lớn tiền mặt. Ở trung tâm thủ đô Jakarta của Indonesia, hàng trăm sinh viên tụ tập phản đối điều họ gọi là một hành động gây hấn của Israel. Nhiều sinh viên đã lên tiếng kêu gọi Tổng thống Obama có biện pháp chống lại Israel. Ông Anis Baswedan, một nhà phân tích chính trị và là chủ tịch Đại học Paramadina ở Jakarta, nói rằng nếu Tổng thống Obama muốn được nhìn nhận là một nhà hòa giải độc lập trong tiến trình hòa bình Trung Đông, ông phải lên tiếng phản đối hành động của Israel.
Tổng thống Hosni Mubarrak đã ra lệnh mở cửa khẩu Rafah, một ngày sau khi biệt kích Israel lên một đoàn tàu chở phẩm vật cứu trợ tới Dải Gaza trong hải phận quốc tế và giết chết ít nhất 9 nhân vật tranh đấu thân Palestine. Đoàn tàu quốc tế gồm 6 chiếc, do tàu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu, định đưa 10.000 tấn tiếp liệu vào Dải Gaza bất chấp lệnh phong tỏa mà Israel áp dụng từ 3 năm nay.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã lên án hành động của Israel. Các cuộc biểu tình tương tự cũng đã diễn ra ở Australia và nhiều thành phố ở châu Á.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triêu Húc hôm qua đã lên án vụ đột kích của Israel, đồng thời kêu gọi Israel thực thi các nghị quyết phù hợp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và cải thiện tình trạng nhân đạo ở Gaza.
Phía Trung Quốc đề xuất một cuộc điều tra mới về vụ tàu Cheonan
Theo AFP, hơn 300.000 người Bồ Đào Nha ngày 29-5 đã tham gia cuộc biểu tình tuần hành được coi là có quy mô lớn nhất ở thủ đô Lisbon để phản đối chính sách kinh tế “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ nước này. Hoạt động phản đối do tổ chức công đoàn lớn nhất nước này Intersindical tổ chức.
Giới chức Trung Mỹ cho hay ít nhấ 83 người thiệt mạng vì lũ lụt và lở đất do trận bão nhiệt đới đầu tiên trong vùng trong năm nay gây ra.
Đảng Xã hội Dân chủ (SDP) đã quyết định rời khỏi liên minh ba đảng cầm quyền tại Nhật Bản sau khi Chủ tịch SDP, bà Mizuho Fukushima bị sa thải khỏi vị trí Quốc vụ khanh phụ trách tiêu dùng ngày 28/5.
Ðược phép của Chính phủ nước ta, tàu INS RANJIT và tàu INS KULISH của Hải quân Ấn Ðộ đã cập cảng, thăm hữu nghị TP Hải Phòng từ ngày 30-5 đến 2-6.
Theo nhật báo The Washington Post của Mỹ số ra ngày 29-5, giới quân sự Mỹ đang cân nhắc khả năng mở các cuộc không kích vào các tay súng Taliban tại Pakistan. Báo này dẫn mối liên hệ giữa nghi can đánh bom Quảng trường Thời đại, Faisal Shahzad, với các phần tử của Taliban tại Pakistan, xem đó là một trong những nguyên nhân thôi thúc Tổng thống Mỹ Barack Obama có biện pháp đáp trả.