Mọi nỗ lực trục vớt, tìm kiếm của hải quân Hàn Quốc nhằm cứu sống 46 thủy thủ bị kẹt lại trong thân tàu đã không thành

Mọi nỗ lực trục vớt, tìm kiếm của hải quân Hàn Quốc nhằm cứu sống 46 thủy thủ bị kẹt lại trong thân tàu đã không thành

Hôm 9/6, tức 2 ngày sau khi trở về Moskva, nhóm chuyên gia điều tra của Nga về vụ đắm tàu Cheonan đã đưa ra kết luận hoàn toàn trái ngược với bản kết luận điều tra trước của nhóm điều tra liên quốc gia do Mỹ và Hàn Quốc đứng đầu.

 

Tin từ đài phát thanh KBS của Hàn Quốc cho hay, Nga đã khẳng định không có bằng chứng xác thực nào cho thấy, CHDCND Triều Tiên gây ra vụ nổ và đắm tàu hải quân Cheonan của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải tối 26-3 khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.

Nhóm chuyên gia điều tra của Nga cho rằng, các chứng cứ gồm mảnh vỡ thân tàu và một số thành phần thuốc nổ đã được nêu trong báo cáo trước không đủ thuyết phục để đưa ra một kết luận gây nhiều tranh cãi và ảnh hưởng đến tình hình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Tư lệnh quân đội Nga, Tướng Nikolai Makarov khẳng định, Nga sẽ chưa công bố chính thức kết luận điều tra nếu Bộ Ngoại giao chưa đọc kỹ bản báo cáo của nhóm chuyên gia điều tra.

Hãng Itar-Tass trích dẫn một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay, Nga lo ngại tình hình căng thẳng và những xung đột sẽ nảy sinh nếu Hàn Quốc vẫn khăng khăng đưa vụ chìm tàu Cheonan ra bàn thảo trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ). Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, những báo cáo và kết luận điều tra của nhóm chuyên gia sang CHDCND Triều Tiên sẽ được trình lên các lãnh đạo cấp cao của Nga.

Mặc dù đã nhận được những khuyến cáo của Nga, song Hàn Quốc vẫn khăng khăng quan điểm của mình và kêu gọi CHDCND Triều Tiên xin lỗi vì vụ chìm tàu Cheonan. Hôm 9/6, một phái đoàn của Hàn Quốc gồm 10 người từ đội điều tra vụ tàu Cheonan đã có mặt ở New York (Mỹ) để trình bày vắn tắt lại với 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ về kết quả cuộc điều tra của họ. Còn ở vùng biên giới liên Triều, quân đội Hàn Quốc đã hoàn tất việc lắp đặt hệ thống loa phóng thanh tâm lý chiến tại 11 chốt tiền tiêu dọc biên giới.

Chiều 10/6, hãng AP trích dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay, 25 quan chức quốc phòng Hàn Quốc cũng đã bị phạt vì để xảy ra vụ chìm tàu Cheonan. Trong khi đó, CHDCND Triều Tiên vẫn kiên trì bác bỏ mọi cáo buộc mà Hàn Quốc đưa ra.

Hôm 9/6, Bình Nhưỡng đã gửi một bức thư tới Hội đồng Bảo an LHQ và tiếp tục bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng họ đang trở thành nạn nhân của một kế hoạch bôi xấu do Mỹ đứng đầu. Bức thư được Đại sứ CHDCND Triều Tiên tại LHQ Sin Son Ho gửi tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an Claude Heller với lời kêu gọi Hội đồng Bảo an không đưa các kết quả vụ chìm tàu ra tranh luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chủ quyền của CHDCND Triều Tiên.

Bình Nhưỡng cũng đề nghị Hội đồng Bảo an có các biện pháp để Hàn Quốc và Mỹ cho phép CHDCND Triều Tiên gửi các nhà điều tra đến xem xét kết quả trên tinh thần "khoa học và khách quan"

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Vụ bán thông tin mật cho CHDCND Triều Tiên: Tướng Hàn Quốc có thể bị bắt

(HBĐT) - Quân đội Hàn Quốc đang tìm kiếm lệnh bắt một tướng 2 sao bị cáo buộc tiết lộ thông tin mật cho CHDCND Triều Tiên. Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) hôm 9-6, Bộ chỉ huy an ninh quốc phòng đã yêu cầu công tố viên quân sự bắt vị tướng họ Kim này vì cáo buộc nói trên. Bộ Quốc phòng từ chối bình luận về thông tin này.

Trung Quốc phát hiện dấu tích một thành phố cổ đại

Dấu tích của một thành cổ đã được phát hiện trong khu vực Lop Nur thuộc Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, mạng tin tức www.iyaxin.com cho biết ngày 8/6.

Nga: Không tìm thấy bằng chứng Triều Tiên đứng sau vụ Cheonan

Nhóm chuyên gia Nga điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khẳng định không có bằng chứng xác thực chứng tỏ Triều Tiên là chủ mưu của vụ việc này. Cùng lúc, Triều Tiên lên tiếng yêu cầu Liên Hợp Quốc vào cuộc.

Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt “mạnh mẽ nhất” chống Iran

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vừa phê chuẩn lệnh trừng phạt thứ tư với Iran vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này, với số phiếu ủng hộ 12 trên tổng số 15 ủy viên của hội đồng.

Giao tranh bùng phát ở biên giới Campuchia, Thái Lan

Hôm qua, đã xảy ra một cuộc giao tranh ngắn giữa các binh sĩ Campuchia và Thái Lan ở gần khu vực biên giới, vụ mới nhất trong loạt vụ xung đột giữa hai nước láng giềng – quan chức Campuchia cho biết.

Iran sẽ không đàm phán nếu bị trừng phạt

Tổng thống (TT) Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố hôm 8-6 rằng Iran sẽ không chấp nhận đàm phán về chương trình hạt nhân của mình nếu bị áp đặt lệnh trừng phạt mới và cho rằng đề xuất chuyển đổi hạt nhân của Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil là cơ hội có một không hai

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục