Thủ lĩnh áo đỏ Jatuporn Prompan (giữa) trao đổi với các nhà báo tại Toà án Hình sự Bangkok hôm 15.6.

Thủ lĩnh áo đỏ Jatuporn Prompan (giữa) trao đổi với các nhà báo tại Toà án Hình sự Bangkok hôm 15.6.

Toà án Hình sự Bangkok, hôm 15.6 cáo buộc 11 thủ lĩnh hạt nhân của phe biểu tình áo đỏ tội khủng bố, do đã gây ra làn sóng bạo loạn được coi là khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại Thái Lan.

 

Tội danh này có thể đối mặt với mức án cao nhất là tử hình.

Cụ thể, họ bị cáo buộc các tội danh: Phạm tội, đe dọa phạm tội và ủng hộ các hành động khủng bố. Toà Hình sự cũng bác yêu cầu bảo lãnh cho 11 thủ lĩnh này, trong đó 5 người đang bị giam giữ tại trại tạm giam Bangkok, 6 người còn lại bị giữ tại nhà tù trung tâm Klong Prem.

Trong số họ có cả hai ông: Veera Musikapong và Nattawut Saikua - những người bị bắt giữ sau khi đầu hàng nhà chức trách vào ngày 19.5 sau hàng tuần lễ giao tranh giữa những người biểu tình áo đỏ với lực lượng an ninh, làm 88 người chết và hơn 1.400 người bị thương.

Đa số nạn nhân là người biểu tình, chủ yếu đến từ các vùng nông thôn và đô thị nghèo, họ đòi giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm vì cáo buộc chính phủ hiện nay đã lên nắm quyền một cách bất hợp pháp.

Kể từ khi dẹp yên làn sóng phản đối tại Bangkok, Thủ tướng Abhisit Vejjajiva đã cố gắng thực thi chính sách hoà giải trong nỗ lực hàn gắn những rạn nứt về xã hội và kinh tế trong xã hội Thái. Nhưng các nhà phê bình cho rằng, cáo buộc khủng bố 11 thủ lĩnh áo đỏ không chỉ càng làm sâu sắc hơn những chia rẽ trong xã hội, mà còn đe dọa làm dấy lên thêm tình trạng bạo loạn.

Từ phía phe áo đỏ, luật sư Karom Polthaklang của các thủ lĩnh hạt nhân bị giam giữ cho hay: Họ tạm dừng kế hoạch đệ trình lên toà án đề nghị bảo lãnh mới ngày 16.6, chờ tới khi bầu không khí hoà giải xã hội định hình mới tiếp tục tiến trình này.

Luật sư Karom cũng cho hay sẽ phản đối đề nghị của cơ quan điều tra gia hạn thời gian tạm giam với nhóm thủ lĩnh hạt nhân này sau khi mãn hạn ngày 26.6. Hiện mức bảo lãnh cho mỗi người đã tăng từ 1 triệu trước đây lên 1,5 triệu baht. 

                                                                            Theo Báo Laodong

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục