Đây là thắng lợi to lớn của Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân chủ, thế nhưng nó bị phản đối kịch liệtTổng thống (TT) Barack Obama đã khởi đầu một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Washington và thế giới tài chính khi ông đặt bút ký ban hành luật cải cách tài chính của nước Mỹ vào ngày 21-7. Theo báo The Washington Post, TT Mỹ tuyên bố ông hành động để bảo vệ người tiêu dùng bình thường và để kiềm chế Phố Wall vốn đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến bờ vực sụp đổ.

Tổng thống Barack Obama ký ban hành luật cải cách Phố Wall ngày 21-7. Ảnh: REUTERS
 
Trước 400 người ủng hộ, TT Obama khẳng định: “Trong nhiều năm, khu vực tài chính của chúng ta đã bị chi phối bởi các nguyên tắc lạc hậu. Chẳng bao lâu sau khi nhậm chức, tôi đã đề xuất một loạt cải cách để trao quyền cho người tiêu dùng và nhà đầu tư. Hôm nay, những cải cách đó sẽ trở thành luật của đất nước này”.
 
TT Mỹ tuyên bố chắc nịch: “Nhờ luật này, người dân Mỹ sẽ không bao giờ lại bị yêu cầu thanh toán hóa đơn vì các sai sót của Phố Wall”. Ông nói luật này bảo đảm mọi người đều phải tuân theo một bộ quy định giống nhau, để các công ty cạnh tranh về giá cả và chất lượng, không gian trá và lừa lọc. Luật này thắt chặt các nguyên tắc thế chấp và cho vay tiêu dùng, thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng.  
 
Đài BBC nhấn mạnh luật này là thắng lợi to lớn của TT Obama và Đảng Dân chủ. Thế nhưng nó đã bị các nhà hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính phản đối kịch liệt. Họ cho rằng luật này không thể loại trừ khả năng xảy ra các cuộc giải cứu trong tương lai. Ngoài ra, nó có thể làm suy yếu tính cạnh tranh của các công ty Mỹ, dập tắt sự cách tân về tài chính và làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp.
 
Hơn nữa, hầu như mọi nghị sĩ Đảng Cộng hòa đều phản đối luật cải cách trên vì cho rằng các quy tắc mới của nó sẽ gây rắc rối cho các doanh nghiệp vốn đang cố gắng tạo việc làm. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lĩnh Đảng Cộng hòa tại thượng viện, nhận xét rằng luật này không chú trọng đến căn nguyên gây ra khủng hoảng mà nó muốn ngăn chặn. Theo ông, nó sẽ tạo ra tình trạng quan liêu mới dẫn đến nhiều hậu quả phiền toái cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ.
 
                                                                                Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục