Cuối tháng 6, chính quyền lâm thời ở Kyrgyzstan đã tiến hành trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới. 90% cử tri đã nhất trí áp dụng thể chế cộng hoà nghị viện ở quốc gia Trung Á này.

 

Bà Rosa Otunbaeva trở thành Tổng thống lâm thời đến hết ngày 31.12.2011. Cuộc bầu cử quốc hội dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 10.10 tới đây.

Có vẻ như mọi chuyện đều tốt đẹp, dân chủ được thượng tôn. Nhưng cả dư luận Kyrgyzstan lẫn các nước láng giềng đều hoài nghi về tương lai của nền cộng hoà nghị viện ở đất nước này. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nhận xét: “Nếu xét đến thực tế là chính quyền ở đó thậm chí không đủ lực để giữ gìn trật tự, tôi khó mà hình dung được mô hình cộng hoà nghị viện sẽ hoạt động ở Kyrgyzstan như thế nào”. Ông Askar Akaev - tổng thống bị lật đổ trong “cách mạng uất kim hương” 5 năm trước ở Kyrgyzstan - cũng không tin rằng toa thuốc này sẽ vực đất nước khỏi cuộc khủng hoảng.

Theo Hiến pháp mới, Kyrgyzstan sẽ là nước đầu tiên ở Trung Á có “nền dân chủ nghị viện đa đảng”. Theo nhận định của đa số chuyên gia, thì đảng phái ở các nước cộng hoà thuộc Liên Xô trước đây đơn thuần là những nhóm người phò tá một nhà lãnh đạo. Ví dụ, 5 năm trước ở Kyrgyzstan, với sự hậu thuẫn của Mỹ các nhóm này phối hợp với Kurmanbek Bakiyev lật đổ Akaev. Tháng tư năm nay, cũng chính họ lật đổ Bakiyev. Không loại trừ trong tương lai sẽ đến lượt người tiếp theo. Như vậy, khó mà nói trước về một chính quyền mạnh và ổn định trong bối cảnh như vậy.

Bà Otunbaeva lên nắm quyền cũng không thiếu sự hậu thuẫn từ bên kia đại dương. Cuộc trưng cầu dân ý vừa qua được tiến hành với kỹ thuật công nghệ cao. Theo những chuyên gia có mặt tại Kyrgyzstan trong quá trình trưng cầu dân ý, thì số tiền mà chính phủ lâm thời chi cho máy móc, thiết bị bỏ phiếu, tổ chức bỏ phiếu và kiểm phiếu là rất lớn. Phần lớn các khoản chi đó là do các cơ quan chính phủ và gần chính phủ của Mỹ gánh giúp. Không những thế, trong và sau cuộc bỏ phiếu, chính phủ lâm thời của Kyrgyzstan còn nhận được 32 triệu USD. Kết quả đương nhiên của “sự chuẩn bị kỹ thuật” như vậy còn là việc thông qua quan điểm chính thức của phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) công nhận tính hợp pháp của cuộc trưng cầu dân ý  từ trước 27.6 - ngày diễn ra trưng cầu.

Phần lớn người dân Kyrgyzstan thực ra không bỏ phiếu cho Hiến pháp mới, vì họ không biết đầy đủ trong đó viết gì, mà là bỏ phiếu cho hoà bình và yên hàn ở đất nước. Những người dân được các quan sát viên nước ngoài hỏi trong ngày trưng cầu đều nói rằng: Nếu nhân dân ủng hộ thì chính phủ lâm thời sẽ hợp pháp và ngăn chặn được những tai ương sắp tới; nếu nhân dân không ủng hộ, thì chính phủ sẽ tan rã và đất nước sẽ lại rơi vào loạn lạc. Sau cuộc xung đột đẫm máu ở miền nam hồi tháng 5, người dân Kyrgyzstan thực sự muốn thoát khỏi cảnh “nồi da xáo thịt”.

Nhưng dù thế nào thì những sự kiện bi thảm hồi tháng 5 vẫn để lại vết thương trong lòng hai cộng đồng người Kyrgyz và người Uzbek. Theo Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan thì trong vụ bạo loạn này có bàn tay của những người ủng hộ ông Bakiyev. Họ đã sử dụng đội ngũ lính đánh thuê bao gồm các phần tử Taliban và Hồi giáo Uzbek. Rõ ràng là có mầm mống của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở đây, tuy chưa có vai trò rõ rệt, nhưng chỉ cần chính quyền suy yếu như một hệ quả của nền cộng hoà nghị viện, thì rất có thể sẽ trỗi dậy bóng ma Taliban ở đất nước này.

Theo các nhà quan sát thì Hồi giáo sẽ được sử dụng để hoà giải hai cộng đồng Kyrgyz và Uzbek, chỉ cho họ thấy rằng họ là anh em và gần gũi về mặt tư tưởng. Một bộ phận không nhỏ thanh niên Uzbek sẽ có thiện cảm với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Hầu hết các thủ lĩnh truyền thống của người Uzbek đang lẩn trốn sự truy đuổi của chính quyền Kyrgyzstan, nên đây là cơ hội tuyệt vời để các nhóm Hồi giáo đang hoạt động bí mật lấp chỗ trống.

Tại các khu vực mà người Uzbek sinh sống lưu truyền những “huyền thoại” về các nhóm chiến binh Hồi giáo từ Tadjikistan tràn sang Kyrgyzstan trong sự kiện Batken năm 1999. Quân đội Kyrgyzstan đã phải cầu viện không quân Uzbekitan để tiêu diệt bọn chúng. Nếu như trước đây những chiến binh râu ria này không thể cậy nhờ gì người dân địa phương, thì nay chúng đã có thể. Và đó là xu thế nguy hiểm nhất ở Kyrgyzstan hôm nay. 

                                                                         Theo Báo Laodong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tàu sân bay Mỹ USS George Washington đã cập cảng Busan, Hàn Quốc để tham gia tập trận.
Không có hình ảnh

TT Mỹ ban hành luật cải cách tài chính

Đây là thắng lợi to lớn của Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân chủ, thế nhưng nó bị phản đối kịch liệtTổng thống (TT) Barack Obama đã khởi đầu một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Washington và thế giới tài chính khi ông đặt bút ký ban hành luật cải cách tài chính của nước Mỹ vào ngày 21-7. Theo báo The Washington Post, TT Mỹ tuyên bố ông hành động để bảo vệ người tiêu dùng bình thường và để kiềm chế Phố Wall vốn đã đẩy nền kinh tế Mỹ đến bờ vực sụp đổ.

Động đất mạnh rung chuyển Philippines

Sáng nay, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã xảy ra ở khu vực miền Nam Philippines, nhưng chưa có thông báo về con số thiệt hại cũng như cảnh báo sóng thần nào được đưa ra.

Hội nghị Diễn đàn ASEAN 17 ra Tuyên bố Chủ tịch

Ngày 23/7, Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17, hội nghị cuối cùng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm.

Bão Chanthu đổ bộ vào Trung Quốc

Hãng tin Xinhua cho hay, cơn bão tên gọi Chanthu đã đổ bộ vào khu vực ven biển của thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc vào 1h45 chiều giờ địa phương ngày 22/7, với sức gió gần tâm bão lên tới 126km/h.

Dân Nhật cho rằng thủ tướng Kan không cần từ chức

Theo cuộc thăm dò dư luận của nhật báo Asahi, đa số người dân Nhật Bản đều cho rằng Thủ tướng Naoto Kan không cần phải từ chức sau thất bại của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền trong cuộc bầu cử Thượng viện.

TT Mỹ ban hành luật cải cách tài chính

Đây là thắng lợi to lớn của Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân chủ, thế nhưng nó bị phản đối kịch liệt

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục