Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Đất nông nghiệp ở Sudan nhưng thuộc sở hữu nước ngoài đang bị bỏ hoang.

Các nhà đầu tư tại những quốc gia thiếu đất canh tác đang lợi dụng kẽ hở pháp lý tại nước nghèo để mua đất nông nghiệp giá rẻ, với những lời hứa hão về công ăn việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng. Đó là cảnh báo do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra trong một dự thảo báo cáo dự kiến được công bố trong tháng 8 này.

 

Chủ nghĩa thực dân kiểu mới

Cuối tháng 7 vừa qua, một số thông tin của bản báo cáo có tên “Cuộc chạy đua tìm đất toàn cầu: Liệu có mang lại lợi ích bền vững và hợp lý?” đã bị rò rỉ. Thông tin trên đã được một số tờ báo trích dẫn và đánh giá là bản phân tích toàn diện về vấn đề “thao túng đất nông nghiệp”, hay như nhiều chuyên gia vẫn gọi là chính sách “bóc lột đất đai” hoặc “chủ nghĩa thực dân kiểu mới”.

Tờ Financial Times (FT) của Anh mới đây cho biết, giới đầu tư đặc biệt tập trung vào các nước có sự quản lý đất đai yếu kém. Mặc dù trong thỏa thuận cam kết sẽ tạo công ăn việc làm và xây dựng cơ sở hạ tầng, song “các nhà đầu tư đã không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, nhiều thỏa thuận thuê đất “có mức giá đền bù chính thức rất thấp”, khiến đầu cơ trở thành động lực chính của các vụ mua bán, chứ không phải để phát triển nông nghiệp.

Xu hướng “thao túng đất nông nghiệp” được biết đến rộng rãi sau khi tập đoàn Daewoo Logistics của Hàn Quốc tìm cách mua lại một diện tích đất lớn ở Madagascar với giá rất thấp vào năm 2008, với những cam kết đầu tư không rõ ràng. Thỏa thuận này đã góp phần vào một cuộc đảo chính sau đó ở quốc gia châu Phi này. Hiện tại, với nguồn lợi không nhỏ từ xuất khẩu dầu mỏ, Saudi Arabia đang nhắm đến các vùng đất nông nghiệp ở Sudan, Ukraine, Pakistan, Thái Lan để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nhằm xuất khẩu ngược lương thực về quê nhà. Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) quan tâm đến Sudan, Kazakhstan; Hàn Quốc hướng sự tập trung về Mông Cổ, Trung Quốc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đông Nam Á…

Khổ dân bản địa

Báo cáo của WB cũng cho biết, chỉ một số ít trường hợp thu hồi đất thành công, chủ yếu là ở Mỹ Latinh và Tanzania, còn bức tranh chung vẫn là “bóc lột đất đai”. Một số nước còn lấy cả đất canh tác thuộc tiêu chuẩn của người dân địa phương để giao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như Sudan đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực, nhưng vẫn “cắt” gần 4 triệu ha đất nông nghiệp cho các nước khác. Điều này đồng nghĩa với việc lương thực ở Sudan sẽ xuất về các nước giàu, trong khi theo thống kê của LHQ, 5,6 triệu người dân nước này phải đối mặt với nạn đói.

Báo cáo của WB cho biết “số liệu chính thức của một số nước cho thấy, nhiều thương vụ quy mô lớn, bao gồm vụ giao 3,9 triệu ha đất ở Sudan và 1,2 triệu ha ở Ethiopia từ 2004-2009”.

Báo cáo cho rằng, nhu cầu về đất nông nghiệp chưa thể dừng lại do nhu cầu và giá cả hàng hóa tăng cao. Khi được công bố vào tháng 8 này, WB tin rằng nó sẽ gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng các nước giàu vẫn tiếp tục thao túng đất đai ở các nước đang phát triển với mục đích mang lại nguồn lợi cho riêng họ, bất chấp những thiệt hại cho các nước nghèo.

 

                                                                                                Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Israel muốn sớm đàm phán trực tiếp với Palestine

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 1/8 cho rằng đàm phán trực tiếp với Palestine có thể bắt đầu trong vài tuần tới.

Nổ máy bay Nga làm 11 người chết

Phi cơ chở khách An-24 của Nga nổ tung và biến thành quả cầu lửa khi đang hạ cánh xuống vùng Siberia hôm qua làm 11 người thiệt mạng.

Mỹ kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Iraq vào cuối tháng này

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua tuyên bố Mỹ sẽ kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Iraq đúng như lịch trình đã định - ngày 31/8, hạn chót rút các binh sĩ tác chiến ra khỏi nước này.

Tiết lộ bí mật chiến tranh Afghanistan: Sự thật về biệt đội TF 373

Một trong những tiết lộ đáng chú ý trong vụ rò rỉ 76.000 tài liệu mật trên WikiLeaks ngày 25-7 là những thông tin liên quan đến TF 373 chuyên ám sát và bắt sống quân địch

Binh sỹ Hà Lan bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

Ngày 1/8 đánh dấu chấm dứt sứ mệnh của binh sỹ Hà Lan tại Afghanistan sau bốn năm chinh chiến. Một quan chức của Đại sứ quán Hà Lan tại Kabul khẳng định một buổi lễ nhỏ "chuyển giao quyền chỉ huy" đã diễn ra tại căn cứ quân sự chính ở tỉnh Uruzgan miền Trung Afghanistan, nơi đồn trú của phần lớn trong số 1.950 binh sỹ Hà Lan triển khai tại quốc gia Nam Á này.

Pakistan: 1.400 người chết trong trận lụt lịch sử

Tính đến ngày hôm qua, đợt mưa lớn gây lũ lụt và sạt lở đất vốn bắt đầu hơn ba ngày trước đó tại Tây Bắc Pakistan đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.400 người và khiến 30.000 người bị mắc kẹt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục