Ngày 6-8, tại Công viên Hòa bình ở thành phố Hiroshima đã diễn ra lễ kỷ niệm Hòa Bình để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố này 65 năm về trước.
Đây là lễ kỷ niệm đầu tiên có sự tham dự của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon, đại diện chính quyền Mỹ, Anh, Pháp. Tham dự lễ kỷ niệm còn có các nhà ngoại giao đến từ 70 nước và nhiều người dân địa phương.
Hơn 55.000 người đã tham dự lễ mặc niệm vào 8 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương), thời điểm tiếng nổ của quả bom hạt nhân vang lên trên thành phố Hiroshima 65 năm trước, giết chết khoảng 140.000 người trong chớp mắt, gây tổn thương về tinh thần lẫn thể xác cho hàng ngàn người sống sót trong thảm họa này.
Sau khi kết thúc lễ mặc niệm, hơn 1.000 chim bồ câu biểu tượng cho hòa bình đã được thả lên trời, thể hiện ước vọng của người dân Nhật Bản về một thế giới hòa bình, không còn thảm họa chiến tranh gây đau thương trên toàn thế giới (ảnh).
Tại lễ kỷ niệm, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon đã nhắc lại lời kêu gọi thế giới từ bỏ vũ khí hạt nhân, ông cho rằng, thế giới không có vũ khí hạt nhân là con đường duy nhất để tiến tới một thế giới an toàn. Tổng thư ký Ban Ki-Moon cũng cho biết, ông sẽ thúc đẩy đàm phán nhằm giải trừ hạt nhân khi ông triệu tập Hội nghị Giải trừ vũ khí hạt nhân tại New York vào tháng 9 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan hy vọng các nạn nhân của bom nguyên tử còn sống sót sẽ là những đại sứ đặc biệt trong tiến trình phi hạt nhân hóa, họ sẽ nói với thế giới về sự tàn ác của việc sử dụng vũ khí hạt nhân cũng như về ý nghĩa của hòa bình.
Thị trưởng thành phố Hiroshima Tadatoshi Akiba kêu gọi chính phủ nước này đưa vào luật ba nguyên tắc phi hạt nhân, bao gồm không sản xuất, không sở hữu và không cho phép vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ Nhật Bản.
Hãng AFP cho biết, kể từ khi thảm họa bom nguyên tử xảy ra tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki cho đến nay, Mỹ chưa từng xin lỗi về vụ tấn công tàn khốc này. Hầu hết người Mỹ vẫn cho rằng, vụ tấn công là cần thiết vì nó giúp chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Hai thập kỷ sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc, Nga và Mỹ vẫn là hai cường quốc sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất trên thế giới với con số là 22.000, trong khi Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu 1.000 đầu đạn hạt nhân.
Theo SGGP
Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva hôm 4.8 bất ngờ tuyên bố sẽ tạm dừng việc cử Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban sang Campuchia để đàm phán về tranh chấp lãnh thổ ở khu vực gần ngôi đền Preah Vihear.
Bình Nhưỡng đe dọa tấn công tổng lực trả đũa các cuộc tập trận của SeoulHàn Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chống tàu ngầm lớn chưa từng có từ trước đến nay trên Hoàng Hải, gần vùng biển tranh chấp với CHDCND Triều Tiên hôm 5-8, bất chấp sự cảnh báo trả đũa của Bình Nhưỡng.
Theo công bố đăng trên trang www.givingpledge.org của tổ chức Giving Pledge hôm 4-8, hai tỉ phú Bill Gates và Warren Buffett đã kêu gọi được 40 tỉ phú khắp nước Mỹ cống hiến phần lớn tài sản của mình, khoảng 50% số tài sản hoặc hơn, cho mục đích từ thiện
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc hôm qua dẫn các nguồn tin quân sự cho hay CHDCND Triều Tiên đã triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 đến sát biên giới 2 miền.
Công ty BP hôm qua tuyên bố chiến dịch nhằm bịt giếng dầu - đầu mối của nạn thủy triều đen tại vùng vịnh Mexico - đã đạt được mục tiêu trông đợi.
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố kêu gọi hai bên kiềm chế hết sức mìnhMỹ, Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Liên hiệp châu Âu (EU) thúc giục Lebanon và Israel kiềm chế sau khi xảy ra đụng độ hôm 3-8 giữa quân đội hai bên làm chết 3 binh lính Lebanon, 1 sĩ quan Israel và 1 nhà báo Lebanon. Đây là cuộc đụng độ tồi tệ nhất kể từ năm 2006 giữa hai nước này.