Ðối với một số nước, tháng 10 là thời điểm kết thúc năm tài chính. Họ bắt đầu đưa ra những con số thống kê về hoạt động kinh tế, tài chính, ngân sách... của năm và công bố những chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế trong năm tới. Một mối lo đang lan rộng là "cuộc so găng" giữa các đồng tiền mạnh.

 

Ðánh giá về tình hình kinh tế chung toàn cầu trong năm qua, các cơ chế tài chính lớn là  Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi lên, đã lấy được đà tăng trưởng kinh tế như hồi trước  cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, các nước công nghiệp phát triển vẫn trong quá trình hồi phục chậm chạp.  Nay, một số nước và tổ chức quốc tế đang rất  lo ngại về khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ kép mà  dấu hiệu là những diễn biến căng thẳng trong việc định giá các đồng tiền mạnh mà có người đã cho là 'cuộc chiến ngoại hối' giữa các nước, một yếu tố quan trọng trong sản xuất và trao đổi hàng hóa trên thế giới.

Ðây là một trong những vấn đề chính trong chương trình làm việc của Hội nghị cấp cao các nền kinh tế phát triển và mới nổi lên (G20) tại Hàn Quốc sắp tới. Tâm điểm của 'cuộc chiến ngoại hối' là tỷ giá  đồng USD, đồng tiền của nền kinh tế mạnh nhất thế giới, được nhiều nước sử dụng  để thanh toán trong thương mại và tích trữ. Ðể tháo gỡ những khó khăn kinh tế, Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bơ-nan-ki yêu cầu Chính phủ Mỹ nới  lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế đang bị sức ép mạnh của nạn thất nghiệp cao và lạm phát thấp. Mặt khác, Chính phủ Mỹ đang gây sức ép yêu cầu Chính phủ Trung Quốc nâng giá mạnh đồng nhân dân tệ (NDT) vì Oa-sinh-tơn cho rằng, Bắc Kinh duy trì giá trị đồng NDT quá thấp so với giá trị thực tế. Việc làm này của Bắc Kinh  ảnh hưởng đến hoạt động thương mại  và  gây ra những khó khăn cho nền kinh tế của Mỹ. Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc từ tháng 6 đã áp dụng biện pháp tiền tệ linh hoạt, nâng giá đồng NDT so với USD, nhưng rất nhẹ để ổn định tình hình sản xuất và hoạt động của nền kinh tế sau khủng hoảng. Chính phủ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Thái-lan, Bra-xin, Thụy Sĩ... đang lo ngại việc đồng tiền nội tệ tăng giá so với USD. Họ buộc phải thi hành một số biện pháp mạnh để 'kìm' sự tăng giá của đồng nội tệ, trong đó có việc tung ra rất nhiều  tiền để mua USD, đồng thời  một số nước tuyên bố sẵn sàng 'đắp những con đê' để bảo vệ  giá trị đồng tiền của mình. Nhận định về tình hình tài chính thế giới, ông I-an Brê-mơ, nhà phân tích về rủi ro chính trị của Mỹ, cho rằng, thế giới đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới của cuộc khủng hoảng tài chính, với sự đối đầu giữa các quốc gia có thể kéo dài từ năm đến 10 năm tới và tác động xấu tới sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu... Các nước phát triển, trước hết là Mỹ, muốn Trung Quốc tăng giá trị đồng NDT, điều mà Bắc Kinh  lo ngại sẽ khiến hàng hóa xuất khẩu của mình kém cạnh tranh hơn và có thể gia tăng nạn thất nghiệp và bất ổn xã hội. Các nền kinh tế mới nổi khác đang xem xét việc kiểm soát vốn để kìm hãm sự tăng giá của đồng nội tệ. Theo AFP, trước sự không ổn định của đồng USD, Chính phủ nhiều nước ở Ðông-Nam Á tiến hành một số biện pháp 'phi USD hóa', giảm bớt phụ thuộc vào USD, nâng cao vai trò của đồng nội tệ.

Tại Hội nghị thường niên của IMF và WB hồi đầu tháng 10, các nhà hoạch định chính sách kinh tế và tài chính của 187 nước thành viên của các tổ chức này, đã không tìm ra được tiếng nói chung nhằm xoa dịu những bất đồng sâu sắc trong bối cảnh bên bờ một 'cuộc chiến tiền tệ' giữa các nước trên thế giới. Hội nghị chỉ dừng lại ở việc cam kết sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng hơn chính sách tiền tệ của các nước nhằm hướng tới một giải pháp đối phó với sự mất cân bằng ngày càng tăng giữa các nền kinh tế. Kết thúc cuộc họp, IMF ra thông cáo nêu rõ, việc mất cân bằng toàn cầu ngày một tăng đang được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng căng thẳng, tiếp tục gây ảnh hưởng đến dòng vốn, tỷ giá hối đoái và các vấn đề liên quan  nguồn cung và dự trữ tiền tệ của các nước. Do đó, các thành viên IMF cần tiếp tục hành động, đặc biệt cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những chính sách hiệu quả hơn nhằm quản lý các dòng vốn. Các quốc gia đang phát triển sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong sự tăng trưởng và thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, thông cáo trên không đưa ra được lời kêu gọi cụ thể nào đối với Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác, được cho là đang định giá thấp đồng nội tệ của mình và tăng dự trữ tiền tệ nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Chủ tịch WB Rô-bớt Dô-ê-lích nhấn mạnh, thế giới cần bảo đảm  rằng những căng thẳng về tiền tệ hiện nay có thể làm chệch hướng phục hồi kinh tế toàn cầu, cần xử lý vấn đề tỷ giá hối đoái một cách thận trọng để không phá hoại tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, không làm thui chột sự lạc quan, không gây xáo động các thị trường, không có nguy cơ đẩy các chính phủ vào cuộc xung đột thương mại hoặc xung đột tiền tệ. Giám đốc IMF Ðô-mi-ních Xtrốt Can cho rằng, để giải quyết được vấn đề này chỉ có cách duy nhất là hợp tác giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế để tránh các nguy cơ bảo hộ mậu dịch và tiền tệ. Hợp tác với nhau là 'giải pháp cùng thắng' vì lợi ích phục hồi kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP của mỗi nước và tạo được nhiều việc làm mới.

 

                                                                                        Theo ND

Các tin khác

Sơ đồ các khu vực có người đói năm 2010.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững

Sáng 20-10, tại Hà Nội, Ðại hội đồng Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (ACWO) lần thứ 14 đã thông qua Nghị quyết chung và bế mạc sau hai ngày làm việc.

Nga sẵn sàng tham gia tấm chắn tên lửa của NATO

Tổng thống Nga hôm qua tuyên bố sẵn sàng tham gia vào đề án “tấm chắn chống tên lửa” của NATO mà từ trước đến nay Mátxcơva vẫn chống đối kịch liệt vì xem vũ khí này che giấu ý đồ của phương Tây nhằm bao vây Liên bang Nga.

WikiLeaks tạm đóng cửa?

Ngày 19-10, WikiLeaks, website làm chấn động thế giới sau khi tiết lộ hơn 70.000 tài liệu về cuộc chiến tại Afghanistan, dự kiến công bố thêm 500.000 tài liệu về cuộc chiến tranh tại Iraq. Theo tờ Telegraph của Anh, WikiLeaks hiện đang sở hữu một loạt các tài liệu được lấy từ “cơ sở dữ liệu các báo cáo về chiến thuật” tại Iraq.

Nhật - Trung cố hàn gắn quan hệ

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cho rằng mối quan hệ song phương vẫn nguyên vẹn

Khủng bố tấn công nhà quốc hội Chechnya

Ít nhất 6 người thiệt mạng khi phiến quân Chechnya xông vào tòa nhà quốc hội nước cộng hòa thuộc Nga sáng nay

Thủ tướng Thái điều trần trước Tòa Hiến pháp

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva hôm qua ra tòa điều trần trong vụ đảng Dân chủ cầm quyền bị cáo buộc sử dụng sai quỹ phát triển chính trị 29 triệu baht vào năm 2005.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục