Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở về Washington hôm 14.10 sau chuyến đi 10 ngày đến Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chuyến công du nước ngoài dài nhất của ông trên cương vị tổng thống được đánh giá là có cả thành công và thất vọng.

 

d
Tổng thống Obama thăm tượng Phật ở thành phố Kamakura của Nhật Bản, nơi ông đã đến thăm hồi 6 tuổi.

Ông Obama đã đặt được chỗ đứng chắc chắn hơn ở các nước đang phát triển để giúp định hình nền kinh tế và an ninh Mỹ về lâu dài. Nhưng ông không đạt được thành công trong một số vấn đề kinh tế nóng với nước Mỹ hiện nay.

Dành nhiều thời gian như vậy ở Châu Á, ông Obama muốn vực lại hình ảnh của mình và của Đảng Dân chủ sau thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vừa rồi bằng việc đem về những thỏa thuận kinh tế lớn để tạo việc làm ở Mỹ. Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon phát biểu: “Mỹ đã thúc đẩy  các mục tiêu quan trọng và lợi ích chiến lược của mình trong khu vực”.

Hai điểm dừng đầu tiên đem lại những thành công to lớn về mặt ngoại giao và những hình ảnh khó quên của ông Obama tại hai quốc gia sẽ trở nên ngày càng quan trọng về mặt chiến lược với nước Mỹ. Ấn Độ có lẽ là chấm sáng nhất trong chuyến đi với các thỏa thuận kinh tế trị giá 10 tỉ USD và việc Mỹ tuyên bố ủng hộ Ấn Độ tranh cử ghế Hội đồng Bảo an LHQ. Indonesia đón tiếp ông Obama rất nồng nhiệt bởi ông đã từng sống 4 năm ở Jakarta.

Hàn Quốc là thất bại to lớn với ông Obama. Ông đã không đạt được Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTA) Mỹ - Hàn vốn bế tắc từ lâu nay và lẽ ra sẽ là thắng lợi lớn nhất của chuyến đi. Thêm vào đó, tại Hội nghị APEC ở Nhật, thay vì tập hợp được các quốc gia phản đối việc Trung Quốc định giá thấp đồng nhân dân tệ, thì một số nước đã phản đối quan điểm của Mỹ.

Thất bại về FTA đã phủ bóng lên phần còn lại và cả những thành công chung của chuyến đi. Hiệp định này có thể được đàm phán xong trong vài tuần nữa, nhưng sự trì hoãn này đã lấy mất của ông Obama cơ hội chứng tỏ ảnh hưởng của nước Mỹ và của chính ông tại Hội nghị G20 và APEC sau đó tại Nhật.

Patrick Cronin - GĐ cao cấp chương trình Châu Á của Trung tâm An ninh Mỹ - nói rằng việc để lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc gặp nhau “tay không” là tính toán sai lầm, lẽ ra nên đạt được hiệp định này từ nhiều tháng trước chuyến thăm.

Cử tri Mỹ muốn việc làm và an ninh ngay lúc này. Do vậy hai vấn đề FTA Mỹ - Hàn và đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc có thể làm ông Obama tiếp tục mất điểm trong nước. Trở lại Washington, ông Obama còn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức khác: Đàm phán với phe cộng hòa vừa thắng lợi sau bầu cử và có thể là tiếp tục thay đổi trong bộ máy nhân viên Nhà Trắng

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục