Hôm qua, tình hình Bangladesh đã rơi vào hỗn loạn sau khi hàng chục người bị thương trong các cuộc chạm trán giữa cảnh sát và những người biểu tình đang tham gia cuộc tổng đình công do đảng đối lập kêu gọi tại các thành phố lớn.
Nhà chức trách trục xuất cựu Thủ tướng Khaleda Zia ra khỏi căn nhà bà đang ở thủ đô Dhaka.
Cuộc tổng đình công hôm qua là do đảng Quốc gia, đảng đối lập tại Bangladesh, khởi xướng, tiếp theo sau vụ bạo động đã bùng nổ một ngày trước đó sau khi bà Zia bị trục xuất ra khỏi nhà ở Dhaka, nơi bà đã từng sinh sống trong gần 30 năm qua.
Xô xát đã xảy ra tại thủ đô Dhaka và các thành phố khác, khi các lực lượng an ninh dùng hơi cay và đạn cao su chống lại hàng nghìn ủng hộ viên của bà Zia.
Theo báo chí địa phương, nhiều người bị thương trong các cuộc bạo động, giữa lúc các cửa hàng, trường học và cơ sở thương mại phải đóng cửa trên khắp nước hôm qua, vốn là một ngày làm việc bình thường tại Bangladesh. Hoạt động tại các bến cảng của Bangladesh cũng tạm ngưng.
Cuộc đình công đã làm tê liệt giao thông, khiến hàng nghìn người dự định về thăm quê để mừng lễ hội Hồi giáo Eid al-Adha bị kẹt.
Trước đó, ngày 13/11, cảnh sát Bangladesh đã đẩy lui hàng trăm người định ngăn nhà chức trách trục xuất cựu Thủ tướng Khaleda Zia ra khỏi căn nhà ở thủ đô Dhaka.
Căn nhà này của chính phủ cho bà Zia thuê, sau khi phu quân của bà bấy giờ là Tổng thống Ziaur Rahman bị ám sát vào năm 1981. Chính phủ của đương kim Thủ tướng Sheikh Hasina năm ngoái đã hủy hợp đồng thuê nhà của bà Zia, lấy lý do muốn giải tỏa mặt bằng để xây khu chung cư cho các sĩ quan quân đội đã hy sinh cho đất nước.
Tòa án Tối cao cũng giữ nguyên quyết định của chính quyền buộc bà Zia phải rời khỏi căn nhà, và bà đang chống lại quyết định này.
Ngoài cuộc biểu tình ở gần căn nhà có tranh chấp, hàng trăm người ủng hộ bà Zia cũng biểu tình, đốt xe cộ, và tấn công cảnh sát gần trụ sở của đảng Quốc gia Bangladesh ở Dhaka. Một số thành phố khác cũng có biểu tình bạo động.
Theo Báo Dantri
Ngày 13-11, hãng tin THX xác nhận tàu chở hàng mang tên Yuan Xiang treo cờ Panama cùng 29 thủy thủ đã bị cướp biển Somalia bắt cóc đêm 12-11 trên vùng biển Arab.
Các nhà lãnh đạo nhóm G-20 (các nước phát triển và mới nổi, đại diện cho khoảng hơn 85% nền kinh tế toàn cầu) đã nhóm họp tại Seoul, Hàn Quốc từ 11.11 để tìm biện pháp giải quyết sự mất cân bằng về kinh tế thế giới.
Hàng chục nghìn sinh viên đã đổ ra đường phố thủ đô London hôm 10-11 để phản đối chính sách tăng học phí gấp 3 lần. Họ đập phá cửa kính, ném thuốc nổ vào cảnh sát và bao vây tòa nhà đảng Bảo thủ của thủ tướng Anh David Cameron.
Ngày 11-11, Yonhap đưa tin một tàu tuần tra của Hàn Quốc đã bị chìm ở ngoài khơi đảo Jeju sau khi va chạm với một tàu đánh cá cũng của Hàn Quốc làm một thủy thủ thiệt mạng và hai người mất tích.
Ngày 11.11, Quốc hội Iraq họp lại sau khi đạt được thỏa thuận trong đàm phán thành lập chính phủ mới.
Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thông báo một loạt kế hoạch hành động cụ thể để hỗ trợ việc phát triển các nước nghèo. Tại cuộc họp báo ở Seoul (Hàn Quốc - HQ) ngày 10-11, một ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra trong hai ngày 11 và 12-11, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi sự đoàn kết giữa các nước G20 và tập trung vào phát triển. Theo hãng tin Reuters, ông Ban Ki-moon cho rằng đây là thời điểm quyết định đối với G20. Đồng thời, ông bày tỏ nỗi lo về sự chia rẽ giữa các nền kinh tế hàng đầu thế giới trong vấn đề tiền tệ. Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Tôi lo lắng bởi sự bất đồng ý kiến về các vấn đề nổi cộm hiện nay. Đây là thời điểm để đoàn kết”.