Nội các Israel đang lâm vào cuộc khủng hoảng mới khi mâu thuẫn nổ ra xung quanh đề nghị tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán vũ khí của Mỹ để đổi lấy việc ngừng dự án xây dựng khu định cư mới ở Bờ Tây.

 

Tin từ hãng AFP cho biết, 4 thành viên cao cấp của đảng Likud cũng kịch liệt phản đối đề xuất này và cho rằng, Israel không thể nhượng bộ. 4 thành viên khác của Likud làm việc trong nội các cũng đồng quan điểm này. Trong khi đó, chính quyền Palestine khẳng định họ không hề được thông báo về thông tin này. Trưởng đoàn đàm phán của Palestine Saeb Erekat còn cho biết, chính quyền Palestine đang chờ đợi tín hiệu hợp tác từ phía Mỹ.

Được biết, chính quyền Washington đã đề nghị rằng, trong 90 ngày Israel phải cho ngừng ngay (không được kéo dài thời gian tạm ngừng) mọi hoạt động của dự án xây dựng khu định cư ở Bờ Tây, không bao gồm khu vực ở Đông Jerusalem. Đáp lại, Mỹ thực hiện hợp đồng cung cấp 20 máy bay tiêm kích hiện đại F-35 trị giá 3 tỷ USD cho Israel.

Ngoài ra, Washington cũng sẽ giúp bảo đảm an ninh cho chính quyền Tel Aviv và cam kết ngăn cản không để Liên hợp quốc (LHQ) thông qua Nghị quyết mới chống lại Israel và các tổ chức của quốc gia này. Hiện Mỹ và Israel vẫn giữ kín những vấn đề cụ thể trong kế hoạch trao đổi này.

 

Israel dự định sẽ xây dựng 1.300 ngôi nhà mới ở Đông Jerusalem. Ảnh: AFP.

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Mỹ còn dự định sẽ tiếp tục gây sức ép với các nước Arab để buộc các quốc gia này công nhận quyền phòng vệ của Israel. Kế hoạch trao đổi sẽ được thảo luận cụ thể trong cuộc gặp cấp cao sắp tới giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Thủ tướng Israel Benjamin Netayahu tại New York (Mỹ).

Cho đến chiều 15/11, trong cuộc họp nội các để xoa dịu những bất đồng, Thủ tướng Benjamin Netayahu đã buộc phải tuyên bố rằng những đề xuất này của Mỹ chưa phải là quyết định cuối cùng và ông sẽ cân nhắc mọi thiệt hơn trước khi cầm bút ký. Phó Thủ tướng Israel Moshe Ya'alon bày tỏ quan điểm rằng, ý tưởng của Mỹ chỉ là "một hũ mật ong mà khi mở ra thì sẽ đẩy chúng ta (tức Israel) vào một cuộc khủng hoảng khác".

Một Phó Thủ tướng khác và là người được đánh giá sẽ kế nhiệm ông Netanyahu là Silvan Shalom nói: "Việc ngừng xây dựng khu định cư ở Bờ Tây không thể là việc tạm ngừng 3 tháng mà là một tiến trình cần có sự quyết định rõ ràng để tạo nên đường biên giới có lợi cho chúng ta (tức Israel)". Theo kế hoạch, khi cho xây dựng khu định cư ở Bờ Tây, chính quyền Tel Aviv dự định sẽ di chuyển khoảng 300.000 người Do Thái tới sinh sống.

200.000 người khác được đưa tới định cư ở Đông Jerusalem, nơi mà Israel chiếm đóng sau cuộc chiến năm 1967 và người Palestine đang hy vọng có thể lấy lại và "biến" thành thủ đô cho nhà nước trong tương lai của họ. Chính quyền Palestine từng kịch liệt phản đối dự án này của Israel.

Và dưới áp lực từ Mỹ, đàm phán giữa Palestine-Israel đã được nối lại hồi tháng 9 song vẫn chưa đạt được kết quả gì khả quan. Israel vẫn giữ nguyên quan điểm mở rộng khu định cư còn Palestine thì đe dọa từ bỏ đàm phán nếu việc xây dựng này vẫn được tiến hành. Vì thế, các nhà phân tích nhận định rằng, chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netayahu đang đứng ở ngã ba đường mà chọn ngả nào cũng khó.

Nếu chọn theo Mỹ, nội các sẽ mất đoàn kết, nguy cơ xảy ra khủng hoảng chính trị rất lớn. Nhưng nếu tiếp tục xây dựng khu định cư Do Thái ở Bờ Tây và Đông Jerusalem có nghĩa là Tel Aviv thách thức lại Washington. Hệ quả cho động thái này là Mỹ sẽ không bảo vệ Israel trong bất kỳ hoàn cảnh nào và nước này nhiều khả năng bị cô lập ở Trung Đông


                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục