Bất chấp yêu cầu xin bảo lãnh của ông Julian Assange với sự ủng hộ của những người nổi tiếng khác ở châu Âu, Tòa án Westminster vẫn quyết định tạm giữ ông chủ của WikiLeaks cho tới phiên xét xử kế tiếp vào ngày 14/12. Và thế là "người hùng của thế giới internet" chuyên tiết lộ những thông tin mật gây sốc dư luận sẽ phải trải qua 1 tuần trong trại tạm giam của Anh.

 

Những tính toán của Mỹ

Tin từ hãng BBC cho biết, ngay trong phiên xử đầu tiên nhằm vào ông Julian Assange tại tòa án Westminster, Thụy Điển đã cử đại diện tới để công bố thông tin về vụ án lạm dụng tình dục mà nước này phát lệnh truy nã đối với ông chủ của WikiLeaks. Tổng cộng, ông Julian Assange phải đối mặt với 4 cáo buộc cưỡng bức và quấy rối tình dục. Một trong những cáo buộc này là ông đã không dùng bao cao su khi quan hệ với một phụ nữ khi được cô yêu cầu và người phụ nữ này chỉ được nêu tên là cô A. Một cáo buộc khác cũng tương tự, đối với cô W khi cô này đang ngủ.

Tuy nhiên, ông Julian Assange và các luật sư bào chữa trong đó có luật sư Mark Stephen lại cho rằng, những cáo buộc trên bắt nguồn từ một "vụ xung đột về chuyện quan hệ tình dục có sự đồng thuận nhưng không dùng các biện pháp bảo vệ", đồng thời khẳng định rằng vụ việc đã bị "chính trị hóa". Vì thế, dù bị thẩm phán Howard Riddle của tòa án bác bỏ đơn xin tại ngoại, song luật sư Mark Stephen đang tìm mọi cách gửi đơn xin tại ngoại cho thân chủ mình lên chính quyền London. Nhưng chính phủ Anh đã từ chối tham gia và nói "đây là vấn đề của cảnh sát", không có sự liên quan của chính phủ.

WikiLeaks tuyên bố vẫn tiếp tục hoạt động dù ông chủ Julian Assange đã bị bắt. 

Hiện các công tố viên Thụy Điển đang nỗ lực để sớm có được "tấm vé" dẫn độ ông Julian Assange về nước. Tờ Independent của Anh đưa tin về khả năng Mỹ tìm cách dẫn độ ông Julian Assange về nước. Trong trường hợp này, ông Julian Assange sẽ phải đối mặt với cáo buộc là gián điệp và tiết lộ thông tin tuyệt mật.

Một quan chức ngoại giao của Mỹ cho biết, nếu để ông Julian Assange bị dẫn độ về Thụy Điển, Washington sẽ khó có thể xin dẫn độ ông này về Mỹ vì giới chức Stockholm lo sợ ông chủ WikiLeaks có thể bị tuyên án tử hình. Vì thế, tận dụng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Anh, Washington đã cử một đoàn quan chức ngoại giao tới London để thương lượng về khả năng xin dẫn độ ông chủ trang web WikiLeaks.

Trong khi đó, Mỹ vẫn dùng sức ép của mình lên một số công ty có quan hệ làm ăn với WikiLeaks. Sau khi buộc PayPal và một ngân hàng Thụy Sĩ đóng tài khoản của WikiLeaks, Washington còn nhận được sự ủng hộ của hãng Mastercard và Visa. Cả hai hãng này đều ngừng hoạt động thanh toán thẻ trên trangWikiLeaks từ tối 7/12.

Chính phủ Australia lên tiếng

Cho đến chiều 8/12, phát ngôn viên của trang web WikiLeaks Kristinn Hrafnsson vẫn khẳng định, vụ bắt giữ ông Julian Assange không làm ảnh hưởng đến hoạt động của website và rằng WikiLeaks vẫn quyết tâm công bố những tư liệu bị giấu kín nhằm "phục vụ mục đích của một số nước lớn". Australia, quốc gia nơi ông Julian Assange sinh ra và lớn lên cũng đã có những phản ứng khá tích cực. Đúng như những gì đã tuyên bố, Australia khẳng định sẽ cung cấp và hỗ trợ ông Julian Assange các tư vấn về pháp lý.

Chưa hết, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd ngày 8/12 còn tuyên bố rằng Bộ Ngoại giao nước này sẽ sớm gửi cho ông Julian Assange một lá thư đề cập đến những quyền lợi hợp pháp và những hỗ trợ mà Đại sứ quán Australia có thể cung cấp. Trước đó một ngày, Tổng lãnh sự Australia tại Anh đã gặp ông Julian Assange ngay sau khi ông bị bắt ở London. Đồng thời, ông Kevin Rudd cũng đổ lỗi rằng Mỹ có trách nhiệm trong vụ bắt giữ ông Julian Assange tại Anh.

Theo quan điểm của ông Kevin Rudd thì không chỉ riêng ông Julian Assange mà ai tiếp cận được những tài liệu mật của Mỹ đều có thể tung lên internet và rằng Mỹ cần phải xem lại sự bảo mật thông tin của mình.

Luật sư Mark Stephen đang tìm mọi cách xin bảo lãnh cho thân chủ của mình, bất chấp sự khước từ của tòa án Westminster.

Và phản ứng của dư luận

Phải nói rằng, nếu thế giới đã bị sốc trước những thông tin về cuộc chiến của Mỹ tại  IraqAfghanistan cùng hàng trăm ngàn văn thư ngoại giao được WikiLeaks công bố thì vụ bắt giữ ông Julian Assange cũng gây xôn xao dư luận không kém. Từ một cựu tin tặc, một kỹ sư công nghệ thông tin bình thường, ông Julian Assange bỗng chốc trở thành người nổi tiếng, là "người hùng và là tấm gương về tự do báo chí". Tạp chí Time của  Mỹ thậm chí còn đưa tên Julian Assange vào danh sách "nhân vật của năm" có tầm ảnh hưởng quốc tế.

Hãng BBC cho biết, không chỉ ở Anh mà tại Mỹ Latinh một số tổ chức đã thành lập các trang web hoặc diễn đàn lên tiếng ủng hộ ông Julian Assange. Cư dân trên mạng internet cũng có nhiều bài viết đánh giá về vụ án mà Thụy Điển đang điều tra liên quan đến ông chủ của WikiLeaks. Văn phòng Phó Tổng thống Bolivia Alvaro Garcia Linera cũng mở một trang web về Julian Assange.

Tại Anh, nhiều người nổi tiếng như nhà báo John Pilger (người Australia), diễn viên điện ảnh Ken Loach cùng một số ngôi sao thể thao, chính trị gia đã lên tiếng đề nghị bảo lãnh ông Julian Assange với số tiền lên tới hơn 300.000 USD… Luật sư của ông Julian Assange là Mark Stephen khẳng định, những hành động này đã khích lệ tinh thần của thân chủ ông rất nhiều và họ sẽ không bỏ cuộc trong việc đấu tranh đòi trả tự do và minh oan trong cáo buộc lạm dụng tình dục. Đến nay, ông Julian Assange chỉ thừa nhận có quen biết hai phụ nữ A và W nhưng bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc từ tòa án Thụy Điển và khẳng định đây là bẫy của CIA.

Gia đình và WikiLeaks ủng hộ ông Julian Assange

Cậu con trai gần 20 tuổi của ông Julian Assange là Daniel ngày 8/12 đã kêu gọi chính phủ Anh và Thụy Điển đối xử với cha mình một cách công bằng. Tâm sự trên trang mạng xã hội Twitter, cậu bé này tuyên bố những cáo buộc với ông Julian Assange là giả và "tôi hy vọng rằng ông sẽ không bị dẫn độ tới Mỹ".

Nhiều năm qua, tuy không liên lạc với cha của mình sau cuộc tranh giành quyền nuôi con giữa ông Julian Assange và vợ, song Daniel vẫn khẳng định cậu thương và thông cảm cho cha.

Bà Christine, mẹ của ông Julian Assange cũng bày tỏ sự lo lắng của mình với đứa con đang đối mặt với những rắc rối lớn. Một thành viên ban quản trị WikiLeaks khẳng định, những cáo buộc lạm dụng tình dục đối với ông Julian Assange chỉ là chiêu bài nhằm bắt giữ ông này và gây sức ép với WikiLeaks. Các thành viên WikiLeaks cũng tuyên bố luôn sát cánh bên ông Julian Assange cho dù xảy ra bất kỳ tình huống xấu nào

                                                  

                                                                Theo CAND

Các tin khác


Các quần thể cá nước ngọt di cư giảm hơn 80% kể từ năm 1970

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm hơn 80% kể từ năm 1970.

Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục