Tình báo Mỹ hướng dẫn biện pháp mới để theo dõi nhân viên, nhằm ngăn ngừa tình trạng rò rỉ thông tin mật. Nhà Trắng đã gửi đi một công văn 11 trang yêu cầu các cơ quan liên bang thường tiếp cận với thông tin mật phải sử dụng các bước hành động tích cực hơn theo hướng dẫn để phát hiện nhân viên có khả năng tiết lộ bí mật quốc gia. Thông báo này được xem như chương trình hành động ngăn ngừa “mối đe dọa từ bên trong” sau khi chính quyền lúng túng về vụ rò rỉ thông tin WikiLeaks.

Tổng thống Barack Obama (phải) và Giám đốc Cơ quan Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng. Ảnh: WHITEHOUSE.GOV

 
Đài truyền hình Mỹ NBC News hôm 4-1 đã tiết lộ công văn nói trên, được các quan chức tình báo Mỹ soạn thảo và Giám đốc Cơ quan Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) Jacob J. Lew gửi đi. Thông báo hướng dẫn về một số bước hành động mới trong đó có cách phát hiện khả năng có “thay đổi trong hành vi”  của nhân viên tiếp cận với tài liệu mật. Công văn yêu cầu các cơ quan áp dụng biện pháp được các chuyên gia xã hội học và phân tâm học thường dùng để đo lường mức độ “tương đối hài lòng” hoặc “chán nản và cáu gắt” như cách để đánh giá xem nhân viên đó có “đáng tin cậy” hay không.
 
Thêm vào đó, các cơ quan có sử dụng tài liệu mật phải có cách thức mới để xác định các cuộc tiếp xúc giữa nhân viên với báo chí; cân nhắc việc sử dụng trắc nghiệm phát hiện nói dối và theo dõi các chuyến đi nước ngoài bất thường của nhân viên. Công văn yêu cầu quan chức lãnh đạo các cơ quan liên quan phải trả lời về cách thực hiện của mình và báo cáo lại cho OMB.
 
Công văn này là bước mới nhất trong các biện pháp của chính quyền Mỹ nhằm ngăn chặn tình trạng rò rỉ thông tin như WikiLeaks đã có được thời gian qua. Hồi cuối tháng 11-2010, OMB đã hướng dẫn các cơ quan liên bang có sử dụng tài liệu mật thành lập “tổ đánh giá” để xem xét về mức độ an toàn của thông tin mật trong cơ quan mình. Tuy nhiên, chuyên gia về an ninh thuộc Liên đoàn Các Nhà khoa học Mỹ Steven Aftergood nhận định: “Đó là hoang tưởng chứ không phải an ninh”. Theo ông Aftergood, các biện pháp này thường được sử dụng để phát hiện điệp viên ở Cơ quan Tình báo Trung ương CIA, các cơ quan tình báo khác cũng như đã áp dụng rộng hơn tại Bộ Ngoại giao, Bộ Năng lượng, NASA... nhưng không cho thấy hiệu quả. 
 
                                                                                       Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phòng điều hành nhà máy điện hạt nhân Bushehr. Phương Tây nói sâu Stuxnet đã thâm nhập nhà máy, Iran nói không có.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hàn Quốc cân nhắc ký hiệp định quân sự với Nhật

Hàn Quốc đang cân nhắc khả năng ký hiệp định quân sự đầu tiên với Nhật Bản trong nỗ lực tăng cường quan hệ quân sự song phương - nhiều báo Hàn Quốc dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc hôm qua nói.

Iran tuyên bố bắn rơi các máy bay Mỹ

Iran tuyên bố lực lượng quốc phòng nước này đã bắn rơi hai máy bay do thám không người lái của Mỹ ở Vùng Vịnh.

Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người

Hưởng ứng lời kêu gọi "Hãy nói không với thuốc lá", nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các đạo luật cấm hút thuốc tại các quán bar, nhà hàng và các nơi công cộng. Vừa qua, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về kiểm soát thuốc lá (FCTC), chính phủ 171 nước tham gia hội nghị này đã nhất trí thông qua các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trên toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó đã gây không ít khó khăn cho ngành công nghiệp này.

Máy bay Nga có thể rơi vì trục trặc kỹ thuật

Ủy ban điều tra Nga cho biết sai sót kỹ thuật hoặc vi phạm quy định an toàn cháy nổ có thể là nguyên nhân khiến phi cơ chở khách Tu-154 bốc cháy làm ba người chết tại Siberia.

Bank of America đau đầu vì WikiLeaks

Một ủy ban điều tra gồm 15-20 quan chức hàng đầu đã được thành lập để nghiên cứu hàng ngàn tài liệu nội bộ với nỗ lực xác định nguồn gốc rò rỉ thông tin

5 nước không thường trực mới bắt đầu nhiệm kỳ

Ngày 3/1, Bộ trưởng Hợp tác và quan hệ quốc tế Nam Phi (DIRCO), bà Maite Nkoana-Mashabane, cho biết cùng với Ấn Độ, Đức, Bồ Đào Nha và Colombia, Nam Phi đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ hai năm 2011-2012 thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục