Hội đồng Bảo an LHQ đã lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia, nhưng quyết định chuyển vấn đề này cho ASEAN trong phiên họp kín thảo luận tranh chấp biên giới giữa hai nước vừa kết thúc.

 Xung đột đã khiến hàng nghìn người dân dọc biên giới hai bên phải lánh nạn.

Lên tiếng tại cuộc họp báo sau khi diễn ra các cuộc họp kín tại New York với hai bộ trưởng ngoại giao của Thái Lan và Campuchia, bà Maria Luiza Ribeiro Viotti, người Brazil, hiện là chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an, nói rằng các nước thành viên cơ quan này lên tiếng lo ngại sâu xa về những vụ đụng độ.

Bà Ribeiro Viotti nói Hội đồng khuyến nghị cả hai chính phủ hãy “kiềm chế tối đa” và thực thi lệnh ngưng bắn vĩnh viễn tại dải đất dọc theo biên giới chung, nơi đã có ít nhất 10 người chết trong các vụ đụng độ giữa các binh sĩ của hai quốc gia đông nam châu Á này.

Theo bà Ribeiro Viotti, Campuchia đã yêu cầu Hội đồng Bảo an triển khai lực lượng gìn giữ hoà bình đến biên giới, nhưng cơ quan này xác định rõ rằng vai trò của Hội đồng Bảo an chỉ giới hạn trong việc ủng hộ “các nỗ lực song phương và nỗ lực của khu vực” thương lượng nhằm chấm dứt xung đột.

Các thành viên Hội đồng Bảo an giờ đây hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết với sự tham gia của ASEAN, tổ chức mà cả hai nước đều là thành viên.

Tại cuộc họp báo, ông Marty Natalegawa, Ngoại trưởng Indonesian - nước chủ tịch luân phiên của ASEAN, cũng nói rằng cuộc xung đột biên giới Thái Lan-Camuchia cần được giải quyết hoà bình, thông qua thương lượng và đối thoại.

Theo báo chí Mỹ, trong cuộc thảo luận kín của Hội đồng Bản an, các bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan và Campuchia đã tìm cách giải thích những biến cố gây nên 4 ngày giao tranh bằng trọng pháo ngang qua biên giới. Bên nọ đổ lỗi cho bên kia đã gây hấn trước, nhưng không có một nhân chứng độc lập nào từ địa điểm ngôi đền để làm sáng tỏ tình hình.

Vụ giao tranh diễn ra gần khu đất tranh chấp bao quanh đền Preah Vihear, một ngôi đến cổ có từ thế kỷ thứ 11. Ngôi đền này đã được tuyên bố là một di sản của thế giới.

Trước phiên họp, Thủ tướng Thái Lan nói rằng ông tin tưởng rằng Campuchia sẽ bị qui lỗi đã gây nên những vụ đụng độ, khiến cho hơn 2.000 dân làng phải bỏ nhà lánh nạn kể từ ngày 4/2. Còn Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu mở cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an, cho rằng các lực lượng Thái Lan đã xâm lăng nước ông.

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Bạo lực đang gia tăng tại Yemen.
Người biểu tình “áo đỏ” tụ tập gần đài kỷ niệm Dân chủ tại Bangkok.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thái Lan không cần trung gian để giải quyết xung đột

Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva ngày 13.2 tuyên bố nước này không cần trung gian bên ngoài để giải quyết cuộc xung đột biên giới gây đổ máu hiện nay với Campuchia.

Sau cuộc khủng hoảng ở Ai Cập - Những phản ứng dây chuyền

Ngày 12-2, quân đội Ai Cập tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, khuyến cáo người dân trở về nhà. Cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình ở đất nước này.

Yemen: Đụng độ giữa người biểu tình phản đối và ủng hộ chính phủ

Nối tiếp cuộc biểu tình mang hơi hướng Ai Cập của Algeria, ngày 13-2, khoảng 2.000 người cũng đã biểu tình tại Yemen kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng tương tự và đã đụng độ với những người ủng hộ chính phủ trên đường tới Đại sứ quán Ai Cập ở thủ đô Sana.

Iran đã làm chủ được công nghệ hạt nhân

Theo tuyên bố của Cơ quan năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) đưa ra hôm 10/2, nước này đã làm chủ được công nghệ tổng hợp hạt nhân. Thông báo được đăng tải trên trang web của AEOI có đoạn viết: "Với phương pháp hoãn quán tính bằng laser, các nghiên cứu và thử nghiệm mới nhất cho thấy Iran đã thành công trong việc làm chủ công nghệ tổng hợp hạt nhân".

CHDCND Triều Tiên đề xuất đối thoại với các chính đảng của Hàn Quốc

Ðài KBS của Hàn Quốc đưa tin, Ủy ban Hòa bình châu Á - Thái Bình Dương của CHDCND Triều Tiên đã gửi thư tới các chính đảng của Hàn Quốc đề nghị đối thoại để cải thiện quan hệ liên Triều.

Tổng tuyển cử ở Palestine chậm nhất là vào tháng 9

Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn thông cáo chính thức của Palestine ngày 12/2 cho biết các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của Palestine sẽ được tổ chức chậm nhất là vào tháng 9 năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục