Người biểu tình xuống đường tại thủ đô Alger, Algeria

Người biểu tình xuống đường tại thủ đô Alger, Algeria

Ngày 12-2, quân đội Ai Cập tuyên bố dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, khuyến cáo người dân trở về nhà. Cộng đồng quốc tế lên tiếng kêu gọi sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình ở đất nước này.

  • Quân đội giải tán Quốc hội?

Theo Le Monde, sau tuyên bố ra đi lịch sử trong ngày thứ sáu 11-2 của Tổng thống Hosni Mubarak, quân đội Ai Cập tiếp nhận trọng trách lớn lao là “giải quyết mọi vụ việc trong nước”, đồng nghĩa với việc thiết lập lại ổn định và đáp ứng được mong mỏi của người dân.

Tổng Thư ký Văn phòng Lao động quốc tế (BIT) Juan Somavia cho rằng, nạn thất nghiệp đang tăng nhanh là một trong những yếu tố chủ yếu dẫn đến những cuộc biểu tình chống chính phủ tại Ai Cập. Đây đã là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ bạo động trong năm 2010 tại Hy Lạp và không lâu sau đó là tại Tunisia. BIT đã cảnh báo tỷ lệ thất nghiệp cao trên thế giới là một trở ngại thực sự cho sự phát triển xã hội.

Nhưng Hội đồng Quân sự tối cao hiện chưa thật sự khiến người dân yên tâm vì người đứng đầu hội đồng này là một bộ trưởng trung thành với ông Mubarak: Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantaoui, 75 tuổi.

Tương lai của Phó Tổng thống Omar Suleiman, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo, 74 tuổi, cũng chưa chắc chắn vì người biểu tình phản đối ông này do mới chỉ được bầu lên trong thời gian khủng hoảng. Cho đến thời điểm này, quân đội vẫn chưa tiết lộ bất cứ chi tiết gì về các dự định sẽ làm.

Các nhà phân tích cho rằng quân đội có thể đưa ra tín hiệu tích cực bằng cách sa thải toàn bộ chính phủ do ông Mubarak vội vã lập ra sau khi biểu tình nổ ra, đồng thời thay thế bằng một chính phủ gồm đại diện của các bên đối lập.

Cũng có giải pháp khác được đưa ra là quân đội sẽ giải tán Quốc hội hình thành sau cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng 11-2010, vốn bị coi là có dấu hiệu gian lận. Ngoài ra, quân đội cũng phải tỏ rõ thái độ đối với tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, cái gai trong mắt chế độ cũ.

Bất luận chính phủ tương lai của Ai Cập sẽ thế nào, chính phủ đó sẽ phải đối diện với vô vàn thách thức nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn xã hội trong một đất nước trì trệ do 30 năm cầm quyền đầy tham nhũng của những người đứng đầu.

Người biểu tình xuống đường tại thủ đô Alger, Algeria.

  • Kinh tế Ai Cập có thể sụp đổ

Thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất cứ 3 ngày Ai Cập bị mất 1 tỷ USD. Hiện không có tuyến tàu hỏa nào hoạt động do công nhân đường sắt tuyên bố tổng đình công. Tuyến đường giao thông huyết mạch dài 1.000km dọc theo sông Nile nối Cairo với Aswan đã bị phong tỏa. Nhân công tại các khu công nghiệp lớn đã ngừng làm việc. Nhân viên hải quan thu phí tàu bè qua kênh đào Suez (ước tính 50 tàu/ngày và 3 tỷ USD/năm) cũng đình công.

Hơn 1 triệu du khách đã rời khỏi Ai Cập, hơn 80% lượng đặt tour du lịch đã bị hủy, 200 triệu USD đầu tư cho ngành du lịch gặp khó khăn và hơn 2 triệu người làm việc trong ngành này có nguy cơ mất việc làm.

Ai Cập cũng phải nhập khẩu lương thực. Cửa khẩu chính là hải cảng Alexandria, nơi bốc dỡ 80% hàng hóa ra vào nước này. Theo các thống kê lạc quan nhất của chính quyền, dự trữ lương thực cũng chỉ có đủ dùng cho 6 tuần.

Nếu chính quyền lâm thời trong tay Phó Tổng thống Omar Suleiman và các lực lượng đối lập không dàn xếp được sự ổn định tối thiểu, hoặc nếu các nhóm quá khích lợi dụng cơ hội này khóa hải cảng, phá đường vận chuyển hoặc đốt kho gạo, tình hình sẽ còn nguy ngập hơn.

  • Tới lượt Algeria, Yemen?

Algeria và Yemen đang có nguy cơ bất ổn khi ngày càng nhiều người biểu tình tụ tập để phản đối chính phủ. Theo AFP, khoảng 30.000 cảnh sát đã được triển khai tại các cửa ngõ dẫn vào trung tâm thủ đô Alger và xung quanh Quảng trường 1-5 để đối phó với cuộc biểu tình theo lời kêu gọi của Phong trào Phối hợp quốc gia vì sự thay đổi và dân chủ (NCCD) ngày 12-2.

Những người tổ chức cho biết cuộc tuần hành bắt đầu từ Quảng trường 1-5 tới Quảng trường Martyrs ở phía Tây thành phố để đòi thay đổi chế độ ở Algeria.

Tại một số địa phương khác như Oran, Boumerdes, Bejaia, Tizi Ouzou, miền Đông và Tây Algeria, NCCD cũng kêu gọi người dân hưởng ứng cuộc biểu tình khiến lực lượng bảo vệ an ninh của chính phủ luôn trong tình trạng báo động. Xô xát bùng phát và lực lượng an ninh đã bắt những người biểu tình tại thủ đô Alger.

Trước đó, Bộ Nội vụ Algeria và giới chức địa phương cho biết các cuộc biểu tình có thể diễn ra tại các tỉnh thành, trừ thủ đô Alger như một sắc lệnh đã quy định từ năm 2001.

Trong khi đó, hàng ngàn người biểu tình ở Yemen từ 2 ngày qua cũng kêu gọi tiến hành một cuộc cách mạng tương tự như ở Ai Cập. Đã xảy ra đụng độ giữa những phần tử quá khích với những người cũng biểu tình ủng hộ chính phủ trên đường phố thủ đô Sanaa làm 2 người bị thương nhẹ.

Lực lượng an ninh Yemen đã được huy động tới khu vực Quảng trường Tahrir và nhiều đường phố khác tại thủ đô để kiểm soát tình hình.

Ngoài ra, căng thẳng dâng cao ở Bahrain, biểu tình nhỏ lẻ ở Libya, đám đông biểu tình mang danh “Cách mạng xanh” ở Iran đang thực sự khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hiệu ứng domino đang trở thành sự thực, nhất là khi điều kiện sống ở những quốc gia trên đang trong tình trạng tồi tệ do tham nhũng, thất nghiệp, thiếu chính sách hợp lòng dân

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thế giới sắp có 7 tỉ người: Bài toán nhiều ẩn số

Chưa kể những nguy cơ về bất ổn chính trị, xã hội và an ninh, riêng việc đảm bảo cuộc sống ổn định cho 7 tỉ người đã không đơn giản.

Thái Lan phản đối UNESCO thăm đền tranh chấp

Ngày 10.2, một quan chức chính phủ cho biết, Thái Lan phản đối chuyến thăm dự kiến của đại diện UNESCO tới ngôi đền cổ được công nhận di sản thế giới Preah Vihear.

Tổng thống Pháp trấn an dân chúng trên truyền hình

Tối qua, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã xuất hiện trên kênh truyền hình TF-1 để trả lời trực tiếp các câu hỏi của 9 công dân Pháp về một loạt vấn đề, để giải tỏa những mối lo ngại xã hội Pháp.

Ai Cập “bùng nổ” sau thông báo “đầy kịch tính” của tổng thống

Làn sóng biểu tình ở Ai Cập có nguy cơ “bùng nổ” sau tuyên bố của Tổng thống Ai Cập, trong đó ông khẳng định sẽ chuyển giao quyền lực cho phó Tổng thống nhưng từ chối từ chức sau hơn 2 tuần có biểu tình đòi ông đáp ứng yêu sách này.

Xung đột Thái Lan-Campuchia: Con trai Thủ tướng Hun Sen bị thương?

Theo tờ The Nation của Thái Lan, Trung tướng Hun Manet 33 tuổi - con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen - chính là người chỉ huy cuộc đọ súng với binh lính Thái Lan ở khu vực biên giới gần ngôi đền Preah Vihear.

Siêu tàu chở dầu trị giá 200 triệu USD rơi vào tay cướp biển

Một con tàu lớn chở lượng dầu thô trị giá 200 triệu USD đã rơi vào tay hải tặc trong vụ tấn công ở ngoài khơi Oman hôm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục