Sau các cuộc biểu tình lật đổ chính phủ ở Tunisia và Ai Cập, các cuộc biểu tình ở Trung Đông và Bắc Phi hiện như lan rộng khắp, với hàng ngàn người Bahrain lại xuống đường biểu tình, trong khi đấu súng nổ ra ở Bờ Biển Ngà...

Hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình ở Bahrain.

 Đấu súng rung chuyển Bờ Biển Ngà

Tiếng súng và tiếng nổ đã rung chuyển khu vực Abidjan vào ngày hôm qua, nơi ủng hộ ông Alassane Ouattara, người được nhiều quốc gia công nhận giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Ít nhất 3 binh sỹ đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ với người biểu tình đòi đối thủ của ông Ouattara là đương kim Tổng thống Laurent Gbagbo từ chức.

Theo người dân và quân đội, các cuộc đụng độ kéo dài cả ngày thứ ba, trong khi các tổng thống châu Phi gặp gỡ ông Ouattara, trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc tranh giành quyền lực sau bầu cử giữa ông Ouattara và đương kim tổng thống Laurent Gbagbo.

Cuộc bầu cử tổng thống nhằm mục đích hàn gắn vết thương của cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2002-2003, nhưng có vẻ như nó ngày càng có chiều hướng nhen nhóm lại bất ổn.

Một ngày trước đó, phái đoàn các tổng thống châu Phi, gồm tổng thống Nam Phi, Chad, Mauritania và Tanzania, đã gặp ông Gbagbo. Ông Gbagbo đã bất chấp lệnh cấm vận cũng như áp lực của quốc tế, phủ nhận kết quả cuộc bầu cử ngày 28/11 rằng ông đã thua trước đối thủ Ouattara.

Quân đội ủng hộ ông đã tiến hành hàng loạt cuộc đàn áp đẫm máu, song họ cho biết họ bị những người ủng hộ ông Ouattara, được vũ trang, khiêu khích.

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống, hơn 300 người đã bị giết hại trong khi cuộc khủng hoảng đẩy nước xuất khẩu cocoa này lên mức tồi tệ nhất hơn ba thập niên qua.

Hàng ngàn người Bahrain tiếp tục xuống đường chống chính phủ

Hàng chục ngàn người Bahrain hôm qua lại nối lại cuộc biểu tình phản đối chính phủ ở thủ đô Manama, đòi thay đổi chế độ. Những người biểu tình lần này lại tiếp tục cắm trại tại Quảng trường Pearl (Ngọc trai), nơi vài ngày trước họ bị cảnh sát dùng đạn hơi cay, dùi cui giải tán chỉ trong một đêm, khiến 7 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Người biểu tình từ chối đàm phán với Thái tử Bahrain cho đến khi nào yêu cầu của họ được đáp ứng.

Danh sách yêu cầu của họ gồm chính phủ phải từ chức, điều tra cái chết của những người biểu tình, cải cách chính trị. Một số còn kêu gọi Vua Hamad bin Isa al-Khalifah từ chức.

Algeria chấm dứt tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm

 

Nội các Algeria hôm qua đã chấp nhận đề nghị dỡ bỏ lệnh khẩn cấp kéo dài 19 năm liền ở nước này, nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình đang lan rộng khắp thế giới Ả rập. Tuy nhiên những người biểu tình cho rằng nhượng bộ này chưa đủ.

 

Ngoài dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, chính phủ cũng chấp nhận gói biện pháp nhằm giảm tình trạng thất nghiệp, một trong những khó khăn lớn nhất dân thường Algeria đang phải đối mặt.

 

Yêu cầu chấm dứt lệnh khẩn cấp được các nhóm đối lập đưa ra, các nhóm tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc biểu tình hàng tuần ở thủ đô Algers, noi theo các cuộc nổi dậy ở Ai Cập và Tunisia láng giềng. Song họ yêu cầu cần phải có hoạt động cải cách chính trị, y tế, xã hội.

 

Tổng thống 73 tuổi Abdelaziz Bouteflika hiện vẫn đang gánh chịu áp lực từ người biểu tình và chính trong bộ máy cầm quyền của ông, nhằm thực hiện nhiều thay đổi hơn nữa và giải thích cho công chúng kế hoạch sắp tới của ông.

 

Algeria là nhà xuất khẩu năng lượng lớn. Nước này bơm khí đốt qua các đường ống dưới  Địa Trung Hải tới Pháp và Tây Ban Nha.

 

Tình trạng khẩn cấp được áp dụng tại Algeria nhằm kiềm chế chiến binh Hồi giáo, song những năm qua bạo lực lại lan rộng và các nhà phê bình cho rằng lệnh này đang được dùng để kiềm chế tự do chính trị.

 

Tân nội các Ai Cập nhậm chức, căng thẳng vẫn còn

 

11 ngày sau khi ông Mubarak từ chức tổng thống, tân nội các Ai Cập hôm qua đã nhậm chức. Truyền hình đã phát sóng buổi nhậm chức của các tân bộ trưởng. Song các vị trí chính như bộ trưởng an ninh nội địa, ngoại giao, tài chính, tư pháp vẫn không thay đổi trong cuộc cải tổ nội các lần này.

 

Trong số các bộ trưởng mới có bộ trưởng dầu mỏ và các nhà chính trị đối lập với ông Mubarak.

 

Field Marshal Mohamed Hussein Tantawi, người đứng đầu Hội đồng quân sự cầm quyền đồng thời là bộ trưởng quốc phòng khoảng 20 năm qua, đã làm lễ tuyên thệ cho các tân bộ trưởng.

 

Tuy nhiên nhóm Huynh đệ Hồi giáo, nhóm đối lập lớn nhất nước cho biết nội các mới cho thấy “tay chân” của ông Mubarak vẫn nắm chính trường Ai Cập. “Nội các mới chỉ là sự đánh lừa”, một thành viên cấp cao của Huynh đệ Hồi giáo cho hay. “Nội các mới giả vờ gồm cả các nhóm đối lập, song về thực chất nó đẩy Ai Cập trong sự giám hộ của phương Tây. Các vị trí quốc phòng, nội vụ, tư pháp, ngoại giao vẫn không thay đổi”.

 

Ông Mubarak đã cải tổ nội các ngay sau khi các cuộc biểu tình nổ ra vào ngày 25/1, song biểu tình vẫn tiếp diễn cho đến khi ông phải từ chức vào ngày 11/2.

 

 

                                                                                      Theo Dantri

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Người Ai Cập biểu tình tại Cairo hồi đầu tháng 2.
Tổng thống Dmitry Medvedev.
Không có hình ảnh

Trung Quốc ngăn chặn bất ổn

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích ý định biểu tình “kiểu Ả Rập” ở nước này trong khi các lãnh đạo kêu gọi cải thiện quản lý xã hội để giải tỏa bức xúc của dân.

Bất ổn Trung Đông - Bắc Phi và cơn ác mộng giá dầu mỏ

Những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi đang hậu thuẫn cho giá dầu, khi bất ổn ở khu vực chiếm hơn một nửa số thành viên của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ Thế giới (OPEC) này đang thổi bùng lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn.

"Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên"

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 20/2 cho biết ông muốn có một cuộc đàm phán "thẳng thắn" với Triều Tiên.

G20 lúng túng kiềm chế lạm phát

Tại Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 ở Paris, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo lạm phát do giá hàng hóa và lương thực tăng cao đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến bạo động ở các quốc gia nghèo.

Biểu tình lan mạnh khắp thế giới Ảrập, hàng trăm người chết ở Lybia

Làn sóng biểu tình chống chính phủ đang lan rộng khắp Trung Đông-Bắc Phi. Thế giới Ảrập phản ứng khác nhau: Tại Bahrain, chính quyền có dấu hiệu lùi bước, trong khi xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã làm hàng trăm người thiệt mạng ở Libya và Yemen.

Xung đột Thái Lan-Campuchia: Giải pháp nằm trong nỗ lực thỏa hiệp

Dường như chủ nghĩa dân tộc và thực trạng chính trị đang "hun nóng" cuộc tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Chưa tìm ra giải pháp dứt điểm, nhưng rõ ràng, cả hai phía cũng đang cố tránh để tình hình xấu hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục