Làn sóng biểu tình chống chính phủ đang lan rộng khắp Trung Đông-Bắc Phi. Thế giới Ảrập phản ứng khác nhau: Tại Bahrain, chính quyền có dấu hiệu lùi bước, trong khi xung đột giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã làm hàng trăm người thiệt mạng ở Libya và Yemen.
Chính phủ Bahrain đã đã ra lệnh cho xe tăng rút lui khỏi quảng trường, đồng thời loan báo mở đối thoại với phe đối lập, nhưng không cho biết chi tiết. Về phần mình, phe đối lập kêu gọi tổng đình công vô thời hạn kể từ hôm nay, còn những người biểu tình tiếp tục yêu cầu chính phủ từ chức, điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc đàm phán. Tuy nhiên, những người biểu tình hôm qua đã quay trở lại đông đảo trên quảng trường Pearl tại trung tâm thủ đô Manama vào hôm nay, 24 giờ sau khi chính quyền bắt đầu có thái độ nao núng. Chính quyền Bahrain đã tỏ thái độ mềm mỏng như trên sau khi đã thử dùng vũ lực trấn áp biểu tình.
Trong khi đó, máu lại đổ trên đường phố Benghazi và các thành phố khác ở miền Đông Libya, nơi các nhà chức trách đàn áp phong trào phản đối ngày càng tăng bằng vũ lực. Theo các tổ chức nhân quyền, có khoảng 200 người đã thiệt mạng và hơn 800 người bị thương. Các nhân chứng cho biết những người biểu tình đã triển khai cả xe bom nhằm vào một doanh trại của lực lượng cảnh sát ở Benghazi.
Ít nhất 2 người biểu tình chống chính phủ đã thiệt mạng tại thủ đô Sanaa của Yemen ngày hôm qua - ngày biểu tình thứ 9 liên tiếp đòi Tổng thống Ali Akbar Saleh từ chức. Hiện chưa rõ cái chết vừa kể do lực lượng an ninh hay những người ủng hộ chính phủ gây ra. Các lực lượng an ninh quan sát tình hình trong khi những người mặc thường phục ném đá vào người biểu tình.
Vụ việc mới nhất trong một loạt các cuộc biểu tình trong thế giới Ảrập: Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại Morocco đã tập hợp tại Rabat hôm qua đòi cải tổ chính trị, hạn chế quyền của quốc vương Mohammed. Những người diễn hành đã hô khẩu hiệu đòi một bản hiến pháp mới, tạo nhiều cơ hội kinh tế hơn, và diệt trừ tham nhũng. Tuy nhiên, những người biểu tình không đưa ra những lời nào trực tiếp chỉ trích nhà vua, vốn được biết tiếng là một nhà cải cách, từ khi ông lên ngai hồi năm 1999. Chính quyền Moroc mô tả phong trào biểu tình mới là một dấu hiệu cho thấy có cởi mở chính trị trong nước.
Hàng ngàn người Tunisia đã kéo ra đường phố tại thủ đô đòi chính phủ lâm thời từ chức. Chính phủ lâm thời nước này đã hứa sẽ tổ chức bầu cử trong vòng 6 tháng, nhưng chưa ấn định một thời hạn rõ rệt. (Ảnh: Di dân từ Tunisia đến đảo Lampedusa của Italia).
Các ngân hàng Ai Cập đã mở cửa trở lại sau khi ngưng hoạt động trong hầu hết tuần qua, giữa lúc Ai Cập chật vật tìm cách hồi sinh một nền kinh tế bị tác động bởi các cuộc biểu tình của giới lao động, và vụ lật đổ Tổng Thống Mubarak hồi đầu tháng. Các nhà cầm quyền quân sự Ai Cập cuối tuần trước tuyên bố sẽ không dung thứ bất cứ cuộc biểu tình nào khác của giới lao động, sau khi dân lao động Ai Cập làm việc trong nhiều ngành công nghệ, được khích lệ bởi cuộc nổi dậy, xuống đường phản đối mức lương thấp và những khiếu nại khác. Trong một cử chỉ thiện chí đối với phe đối lập, một tòa án Ai Cập hôm 19/2 chính thức thừa nhận một chính đảng Hồi giáo nhỏ từng bị chế độ của Tổng Thống Mubarak đặt ra ngoài vòng pháp luật trong 15 năm qua.
Tại Iraq: Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát xảy ra tại Baghdad. Tại Algeria: đại diện của các đảng cánh tả đã tham gia biểu tình. Hôm 19/2, tại Mauritania và Djibouti cũng xảy ra tình trạng bất ổn, cảnh sát đã giải tán những người biểu tình. Các quan sát viên cho rằng kịch bản Tunisia và Ai Cập có thể được lặp lại tại một số nước châu Phi khác - nơi một Ủy ban của Liên minh châu Phi đang họp để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Bờ Biển Ngà.
Trước làn sóng phản đối lan rộng khắp vùng Trung Đông, Mỹ đang khuyến nghị các chính phủ Ảrập “chấp nhận nhu cầu cải tổ thay vì cưỡng chống lại”. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình NBC, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice, nói rằng tình trạng hiện nay là điều không thể chấp nhận được ở nhiều quốc gia “nơi mà các công dân phải đứng trước nạn thất nghiệp cao và tình trạng thiếu cởi mở chính trị”.
Theo Dantri
Bỉ đã vượt Iraq để trở thành quốc gia kỷ lục thế giới về khoảng thời gian cho một đất nước không có chính phủ. Sự kiện này đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình trên khắp nước Bỉ ngày hôm qua.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thúc giục các nước Trung Đông tăng trợ giúp cho người nghèo nhằm tránh bất ổn xã hội có thể khiến chính phủ sụp đổ.
Campuchia và Thái Lan ngày 17/2 đã cam kết mở rộng quan hệ thương mại song phương, bất chấp tình trạng đối đầu tại khu vực biên giới đang tranh chấp.
Truyền thông Hàn Quốc và phương Tây hôm qua dẫn các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho hay có thể CHDCND Triều Tiên đã hoàn thành cơ sở phóng tên lửa tầm xa thứ hai.
Campuchia sẽ yêu cầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cử quan sát viên đến giám sát lệnh ngừng bắn mong manh tại khu vực biên giới tranh chấp với Thái Lan.
Lệnh cấm vận của Mỹ chống Cuba kéo dài hơn nửa thế kỷ qua không hề làm cho cách mạng Cuba thất bại. Trong vô vàn khó khăn do cuộc bao vây cấm vận gây ra, Cuba vẫn vươn lên từ chính nội lực của mình cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè trên thế giới.