Campuchia và Thái Lan vẫn duy trì quân đội ở khu vực biên giới.

Campuchia và Thái Lan vẫn duy trì quân đội ở khu vực biên giới.

Campuchia và Thái Lan đồng ý để Indonesia làm trung gian hòa giải tranh chấp và Chủ tịch ASEAN 2011 sẽ gửi quan sát viên đến biên giới để giám sát.

 

Đó là thỏa thuận đạt được trong cuộc họp của ASEAN tại thủ đô Jakarta (Indonesia) vào hôm qua. Thông cáo chung đưa ra sau cuộc họp nêu rõ ASEAN tán thành vai trò giám sát của Indonesia như nước này từng thực hiện ở Đông Timor và Philippines. Các bên cũng kêu gọi Thái Lan và Campuchia tiếp tục đàm phán dựa trên Ủy ban Liên biên giới được hai bên thành lập và hoạt động lâu nay.

Indonesia sẽ gửi 40 quan sát viên quân sự và dân sự, đều là người của nước này, đến các khu vực tranh chấp. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói mâu thuẫn nội khối cần phải được giải quyết hòa bình và không thể để tiếng súng ở bất kỳ đâu trong ASEAN. Ông Natalegawa cho biết thêm đoàn giám sát không phải là lực lượng gìn giữ hòa bình hay để giải giáp quân đội vì vậy họ sẽ không được vũ trang. Tuy nhiên, ASEAN chưa thông báo thời điểm triển khai các quan sát viên. Cũng theo thỏa thuận đạt được, Campuchia và Thái Lan sẽ tiếp tục đàm phán ở một nước thứ ba với sự tham gia của nước Chủ tịch ASEAN. Theo dự đoán, Indonesia sẽ là nơi tổ chức cuộc gặp tiếp theo giữa hai nước.

Như vậy, tranh chấp và căng thẳng đã tạm thời lắng xuống, nhưng quân đội vẫn được hai bên duy trì ở khu vực biên giới. Không có thỏa thuận ngừng bắn nào được ký kết trong cuộc họp hôm qua. Ông Hun Sen khẳng định các quan sát viên có vai trò rất quan trọng và họ sẽ được Campuchia tạo điều kiện đến bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ nước này, kể cả căn cứ quân sự nếu cần thiết cho việc giải quyết tranh chấp. Căng thẳng biên giới giữa Bangkok và Phnom Penh chủ yếu xoay quanh ngôi đền cổ Preah Vihear, vốn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và leo thang thành nhiều cuộc đụng độ vũ trang hồi đầu tháng.

 

                                                                       Theo Báo Thanhnien

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Người Ai Cập biểu tình tại Cairo hồi đầu tháng 2.

Nga: 5 nhiệm vụ ưu tiên lực lượng bảo vệ pháp luật

Tổng thống Dmitry Medvedev đã đề ra năm nhiệm vụ ưu tiên cho các lực lượng bảo vệ pháp luật Nga tại phiên họp hỗn hợp về an ninh, tổ chức ở Mátxcơva, chiều 21/2.

Đoàn Indonesia bị trộm tài liệu ở Hàn Quốc

Cảnh sát Hàn Quốc hôm 21.2 cho biết họ đang điều tra về một vụ đột nhập bí ẩn tại phòng khách sạn của một quan chức Indonesia ở Seoul.

Trung Quốc ngăn chặn bất ổn

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích ý định biểu tình “kiểu Ả Rập” ở nước này trong khi các lãnh đạo kêu gọi cải thiện quản lý xã hội để giải tỏa bức xúc của dân.

Bất ổn Trung Đông - Bắc Phi và cơn ác mộng giá dầu mỏ

Những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi đang hậu thuẫn cho giá dầu, khi bất ổn ở khu vực chiếm hơn một nửa số thành viên của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ Thế giới (OPEC) này đang thổi bùng lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn.

"Hàn Quốc sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên"

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak ngày 20/2 cho biết ông muốn có một cuộc đàm phán "thẳng thắn" với Triều Tiên.

G20 lúng túng kiềm chế lạm phát

Tại Hội nghị bộ trưởng tài chính G20 ở Paris, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo lạm phát do giá hàng hóa và lương thực tăng cao đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến bạo động ở các quốc gia nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục