Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới thật sự có được những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả cao.
Thời gian gần đây, liên tục rộ lên thông tin về các loại vũ khí tối tân do Trung Quốc tự chế tạo như máy bay tàng hình J-20 hay tên lửa DF-21D, được cho là có thể tiêu diệt tàu sân bay. Gần đây, tờ Global Times đưa tin nước này sẽ sản xuất và đưa vào sử dụng một loại tên lửa mới có tầm bắn 4.000 km trong vòng 5 năm tới. Còn theo tờ Washington Post thì hải quân Trung Quốc hiện có 63 tàu ngầm.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn tỏ ra nghi ngờ về khả năng sản xuất cũng như ứng dụng các vũ khí của Trung Quốc hiện nay cũng như trong tương lai gần. Tờ The New York Times dẫn lời chuyên gia quân sự Trung Quốc Chu Phong nói: “Có nhiều dòng tít đao to búa lớn về việc trang bị vũ khí của Trung Quốc, nhưng theo tôi đó chỉ là một sự thổi phồng”. Còn nhà phân tích người Nga Vasily Kashin, đang làm việc tại Bắc Kinh, thì nhận định với Washington Post: “Họ (Trung Quốc - NV) đã tiến bộ đáng kể trong việc phát triển công nghiệp vũ khí nhưng không nên nói quá vấn đề lên. Họ có truyền thống tự đánh giá quá cao khả năng của mình”.
Phải nhập động cơ từ Nga
Sau nhiều năm nghiên cứu, Trung Quốc vẫn chưa chế tạo được động cơ “xịn” cho máy bay quân sự, theo Washington Post. Nước này phải nhập các động cơ từ 2 nhà máy của Nga là Salyut và Chernyshev cho các loại chiến đấu cơ J-11B, J-10 và FC1. Trong đó, J-11B là bản sao từ chiếc S-27 của Nga, J-10 được cho là có sự hỗ trợ của Israel, và FC1 được chế tạo dựa trên một thiết kế từ thời Liên Xô. Trung Quốc còn muốn mua động cơ dùng cho máy bay Su-35. Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích công nghệ chiến lược và là cố vấn của Bộ Quốc phòng Nga, dự đoán rằng Trung Quốc cần một thập niên nữa mới có thể chế tạo động cơ máy bay tác chiến. “Trung Quốc vẫn phụ thuộc chúng tôi và tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa”, Washington Post dẫn lời ông Pukhov nhận định.
Ngoài ra, dư luận cũng rất quan tâm tới máy bay J-20. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc còn phải mất nhiều năm mới có thể đưa loại máy bay tàng hình này vào sử dụng. Richard Aboulafia, chuyên gia hàng không thuộc Tập đoàn tư vấn quốc phòng và không gian vũ trụ Teal Group của Mỹ, nhận định với tờ Wall Street Journal rằng chiếc J-20 được thử nghiệm hồi tháng 1, giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang thăm Bắc Kinh, “chỉ trông giống máy bay tàng hình” và được lắp ráp khá vội vã.
“Phải mất ít nhất 10 năm, chiếc J-20 mới có tính năng tương đương với chiếc F-22 của Mỹ, nhưng đến khi đó, phương Tây đã có máy bay mới hiện đại hơn”, ông Aboulafia nói.
Trong buổi trình bày trước Quốc hội Mỹ hôm 17.2, Bộ trưởng Gates ước tính vào năm 2020, Trung Quốc sẽ có 50 chiếc J-20, trong khi đó vào cuối năm 2016, Mỹ đã sở hữu 325 chiếc F-35, với những tính năng vượt trội hơn cả F-22.
“Những con vịt ngồi”
Một trong số lãnh vực mà Trung Quốc được cho là đạt nhiều thành công là tàu ngầm. Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng ít nhất một tàu ngầm hạt nhân lớp Jin mang tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân, Washington Post dẫn báo cáo của Văn phòng tình báo Hải quân Mỹ (ONI) cho hay.
Tuy nhiên, ONI cũng lưu ý rằng tàu ngầm lớp Jin phát âm thanh còn to hơn các tàu ngầm hạt nhân do Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm nên rất dễ bị phát hiện. Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội Khoa học gia Mỹ Hans M. Kristensen nhận định rằng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc “có thể chỉ là những con vịt ngồi”, ý nói chúng rất dễ bị tấn công.
Ngoài ra, lính tàu ngầm của Trung Quốc chưa được huấn luyện nhiều. Ông Kristensen dẫn một tài liệu từ hải quân Mỹ cho hay trong năm 2009, 63 tàu ngầm của Trung Quốc chỉ thực hiện hơn 10 cuộc tuần tra, chỉ bằng 1/10 của Mỹ. “Thông qua các cuộc tuần tra, binh sĩ sẽ làm quen và thành thục cách điều khiển cũng như sử dụng tàu trong thực chiến. Không tuần tra sẽ không thể chiến đấu”, Washington Post dẫn lời ông Kristensen.
Giới chức Mỹ cũng rất quan tâm tới tên lửa DF-21D, vốn được cho là có thể tiêu diệt tàu sân bay. Bắc Kinh đến nay vẫn chưa chính thức xác nhận sự tồn tại của tên lửa này. Theo Washington Post, tên lửa đạn đạo chống tàu rất khó chế tạo. Nga mất một thập niên nghiên cứu nhưng chưa thành công còn Mỹ thì chưa bao giờ thử. Hôm 28.12.2010, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ là ông Robert Willard nói với tờ Asahi Shimbun rằng hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc vừa đạt được khả năng vận hành ban đầu nhưng vẫn phải mất nhiều năm nữa mới có thể đưa vào thực chiến. Mới đây, AP dẫn lời Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ Scott van Buskirk tuyên bố DF-21D không thể đe dọa hàng không mẫu hạm của nước này cũng như khiến Washington thay đổi chiến lược hoạt động trên Thái Bình Dương.
Theo Báo Thanhnien
Algeria đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài đã 19 năm qua. Đây là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hàng tuần tại thủ đô của Algeria.
Cuối tháng 1-2011, hộp thư của tôi đầy ắp thông tin từ bốn người bạn ở Thái Lan tường thuật qua email không khí của hội nghị tham vấn về thủy điện Xayabury tại tỉnh Chiang Khong.
Nga đã thử thành công máy bay chiến đấu T-50 - loại máy bay thế hệ thứ năm được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tối tân và bộ vũ khí lớn. Cùng ngày, Nga tuyên bố sẽ chi 650 tỷ USD cho các vũ khí tối tân từ nay đến năm 2020.
Các đội cứu hộ và tìm kiếm đã quay trở lại hiện trường một tòa nhà bị sập bởi động đất ở thành phố Christchurch, nơi hàng chục người được tin là đang bị chôn vùi, sau khi các nguy cơ về an toàn khiến các nỗ lực cứu nộ bị ngừng tạm thời.
Sau lời cảnh báo về nguy cơ xảy ra nội chiến của con trai Tổng thống Libya Moammar Gaddafi, tình hình ở quốc gia này càng trở nên nhộn nhạo. Biểu tình vẫn tiếp diễn trên đường phố ở thủ đô Tripoli và những thành phố lớn khác.
Tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), các chuyên gia môi trường cảnh báo, đến năm 2020 thế giới sẽ có 50 triệu người di cư. Họ được gọi là những người tị nạn môi trường. Ước tính, đến năm 2050, số người này là 200 triệu.