Tại hội nghị khoa học thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), các chuyên gia môi trường cảnh báo, đến năm 2020 thế giới sẽ có 50 triệu người di cư. Họ được gọi là những người tị nạn môi trường. Ước tính, đến năm 2050, số người này là 200 triệu.

 

Những người tị nạn môi trường ở khu vực duyên hải Bangladesh kêu gọi cắt giảm khí thải, ngăn biến đổi khí hậu.

Tị nạn môi trường

Ngay từ năm 2005, các chuyên gia về môi trường-xã hội ghi nhận, hiện tượng dòng người di chuyển về các khu vực sống có điều kiện môi trường, khí hậu thuận lợi hơn tăng một cách đáng chú ý. Biến đổi khí hậu đã tạo nên một xu thế mới trong đời sống xã hội. Chỉ riêng năm 2010, gần 300.000 người đã thiệt mạng từ hơn 370 thảm họa môi trường. Ngoài ra, khí hậu thay đổi còn khiến sa mạc hóa, băng tan ở nhiều khu vực. Môi trường sống thay đổi buộc con người sống trong nó cũng phải tính đến cuộc di cư nếu muốn tồn tại. Thuật ngữ “tị nạn môi trường” ra đời từ đó.

Một số nhà khoa học ước tính, sa mạc hóa “đẩy” 1 tỷ tấn bụi có từ vùng Sahara vào bầu khí quyển mỗi năm. Ở sa mạc Gobi, mỗi năm diện tích bụi cát tăng 10.000km2, xâm lấn các đồng bằng, khu dân cư. Sự gia tăng các cơn bão bụi liên quan tới sa mạc hóa được coi là nguyên nhân gây bệnh: sốt, ho, đau mắt trong mùa khô. Nigeria (một trong những quốc gia có tốc độ chặt phá rừng cao nhất châu Phi) mất khoảng 350.000ha diện tích đất trồng trọt mỗi năm do cát từ sa mạc Sahara xâm lấn. Khoảng 35 triệu người ở miền Bắc Nigeria bị ảnh hưởng do tình trạng sa mạc hóa. Phần lớn họ kéo về thủ đô Lagos để kiếm sống, gây tình trạng quá tải ở thành phố này.

Mỗi năm, bang Louisiana của Mỹ mất khoảng 65km2 diện tích do mực nước biển không ngừng tăng nhanh. Ở bang Alaska, diện tích băng giảm kéo theo các ngôi nhà khu vực ven biển bị sụt lún nghiêm trọng. Ở Bangladesh, một nửa diện tích đất nằm trên mực nước biển không quá 10m. Lũ lụt dồn dập xảy ra do băng ở dãy Himalaya tan chảy ngày càng nhanh. Trong vài thập niên tới, khoảng 15 triệu người Bangladesh và khoảng 30 triệu người ở Trung Quốc được dự báo sẽ rời bỏ quê hương do lũ lụt, mực nước biển dâng cao.

Còn nhớ, trận động đất kinh hoàng hơn 1 năm trước ở Haiti đã khiến 230.000 người thiệt mạng, gần 3 triệu người bị ảnh hưởng. Chưa hết, dịch tả hoành hành tới tận bây giờ làm hơn 4.500 người tử vong.

Các chuyên gia ở Viện An ninh Môi trường và Con người (UNU-EHS) của Đức cho biết, có khoảng 20-150 triệu người bị đảo lộn đời sống vì môi trường bị hủy hoại. Một số nhà nghiên cứu khoa học ở Đại học Kinh tế Luân Đôn thì đưa ra cảnh báo đến năm 2050, sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn môi trường.

Đi đâu, về đâu?

Hiện mới có Phần Lan và Thụy Điển là hai quốc gia nhìn nhận người tị nạn vì môi trường là những người cần được bảo vệ và xây dựng chính sách để bảo vệ họ. Một số nước khác như Đan Mạch, các nước thuộc nhóm EU hay khu vực Bắc Mỹ dù nhìn nhận cộng đồng người tị nạn này nhưng cũng chưa có chính sách cụ thể để bảo vệ họ. Suy cho cùng, tị nạn môi trường cũng chỉ là giải pháp tạm thời và mang tính tự phát của một cộng đồng dân cư trước mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Nhiều lời kêu gọi cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính được đưa ra ở nhiều hội nghị quốc tế về môi trường, nhưng vẫn không xoay chuyển đáng kể được tình hình hiện nay. Ông Mohamed Nasheed, Tổng thống của quần đảo Maldive xinh đẹp ở Ấn Độ Dương, trong bài phát biểu đã kêu gọi các nước có những biện pháp cấp bách để chống biến đổi khí hậu hồi năm 2009 đã thốt lên rằng: “Chúng ta sắp chết rồi!”.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, gần 2 tỷ người trên thế giới hiện đang sống trong điều kiện sinh thái yếu ớt và đến 90% trong số đó đến từ những quốc gia đang phát triển. Quá trình công nghiệp hóa từ những nước phát triển vô tình đã đẩy số 2 tỷ người nói trên thành nạn nhân bất đắc dĩ của môi trường.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Campuchia và Thái Lan vẫn duy trì quân đội ở khu vực biên giới.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tàu chiến Iran vượt kênh đào Suez

Hai tàu chiến Iran hôm nay đã vào kênh đào Suez của Ai Cập để tới Địa Trung Hải trước khi cập cảng Syria.

Điều gì đang xảy ra ở Bắc Phi, Trung Đông?

Từ giữa tháng 12.2010 đến nay, nhiều nước vùng Bắc Phi và Trung Đông đã xảy ra những biến động chính trị to lớn, sâu sắc. Theo dõi tình hình khu vực này, có thể tìm ra những căn nguyên bề nổi, mang tính chủ quan, nhưng không dễ thấy được căn nguyên sâu xa, mang tính khách quan, rất có thể là nguyên nhân quan trọng, chủ yếu.

Nga: 5 nhiệm vụ ưu tiên lực lượng bảo vệ pháp luật

Tổng thống Dmitry Medvedev đã đề ra năm nhiệm vụ ưu tiên cho các lực lượng bảo vệ pháp luật Nga tại phiên họp hỗn hợp về an ninh, tổ chức ở Mátxcơva, chiều 21/2.

Đoàn Indonesia bị trộm tài liệu ở Hàn Quốc

Cảnh sát Hàn Quốc hôm 21.2 cho biết họ đang điều tra về một vụ đột nhập bí ẩn tại phòng khách sạn của một quan chức Indonesia ở Seoul.

Trung Quốc ngăn chặn bất ổn

Truyền thông Trung Quốc chỉ trích ý định biểu tình “kiểu Ả Rập” ở nước này trong khi các lãnh đạo kêu gọi cải thiện quản lý xã hội để giải tỏa bức xúc của dân.

Bất ổn Trung Đông - Bắc Phi và cơn ác mộng giá dầu mỏ

Những diễn biến tại Trung Đông và Bắc Phi đang hậu thuẫn cho giá dầu, khi bất ổn ở khu vực chiếm hơn một nửa số thành viên của Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ Thế giới (OPEC) này đang thổi bùng lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục