Các thành phố phía đông Libya do quân nổi dậy kiểm soát đã thành lập một chính phủ lâm thời và chỉ định cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo chính phủ này – nguồn tin từ Benghazi - thành phố đầu tiên rơi vào tay phe đối lập trong cuộc nổi dậy ở Libya cho biết ngày 27.2.


 

Người nước ngoài ồ ạt sơ tán khỏi Libya.
Người nước ngoài ồ ạt sơ tán khỏi Libya.

Trong khi đó tại Benghazi, các lãnh đạo quân đội đang chuẩn bị đưa một lực lượng quân sự của phe nổi dậy tới thủ đô Tripoli, tiếp sức cho cuộc nổi dậy đang bị ông Gaddafi đàn áp. Theo tướng Ahmed Gatrani - một lãnh tụ quân đội cấp cao đào ngũ - lực lượng này bao gồm các sĩ quan quân đội đào ngũ và những người nổi dậy. Họ đã đến được ngoại ô Tripoli.

Ông Gatrani nói: “Chúng tôi tổ chức những người sẽ hy sinh mạng sống của mình để giải phóng Tripoli. Vào được Tripoli không dễ. Bất kỳ ai cũng có thể bị bắn chết”.

Việc lực lượng quân sự của phe nổi dậy tới Tripoli để trấn áp những người trung thành với ông Gaddafi cho thấy nguy cơ bùng nổ nội chiến đang hiện hữu. Saif al-Islam - con trai ông Gaddafi - cảnh báo trong cuộc phỏng vấn hôm 26.2 rằng “các dấu hiệu của nội chiến và sự can thiệp của nước ngoài đã bắt đầu”.

Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy lực lượng quân sự của phe nổi dậy đã tới Tripoli hoặc đã tham chiến với lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Cũng chưa rõ lực lượng quân sự nổi dậy tập hợp được người và vũ khí đến mức nào để đối phó với các thách thức từ phe kia.

Trong 41 năm cầm quyền, ông Gaddafi luôn siết chặt kiểm soát quân đội. Tướng Gatrani cho biết, quân đội ở Benghazi chỉ có xe tăng cũ còn mỗi chức năng chạy. Vũ khí cũng cũ bởi chính phủ không cấp vũ khí mới cho Benghazi. Thay vào đó, Gaddafi tập trung vũ khí khí tài vào tay lực lượng đặc biệt trung thành với ông có tên là Katibat - những người được huấn luyện để bảo vệ chính quyền của ông.

Tuy nhiên, người đứng đầu lực lượng đặc biệt là Abdul Saloum Mahmoud al-Hassi đã tuyên bố đào ngũ sang phe đối lập và kêu gọi các thành viên của lực lượng đặc biệt cùng theo gót.

Tại LHQ, toàn bộ 15 thành viên Hội đồng Bảo an đã nhất trí áp dụng các biện pháp cấm vận đối với chính quyền Gaddafi. Cuộc bỏ phiếu dù phải ngừng lại nhiều lần để các thành viên HĐBA lấy ý kiến từ chính phủ của họ, song cuối cùng HĐBA nhất trí áp đặt lệnh cấm vận vũ khí với Libya, kêu gọi các thành viên LHQ phong tỏa tài sản của ông Gaddafi, 4 con trai và một con gái của ông ta,  cấm các thành viên gia đình và cộng sự thân thiết của ông Gaddafi được ra nước ngoài. HĐBA cũng nhất trí đưa việc chính quyền Gaddafi đàn áp đẫm máu người biểu tình lên tòa án tội phạm quốc tế để điều tra về các tội ác chống lại loài người.

Trước đó, trưởng phái đoàn ngoại giao Libya tại LHQ - Đại sứ Abdurraman Mohamed Shalgam - đã tuyên bố trong nước mắt trước HĐBA rằng, ông rời bỏ hàng ngũ với người bạn lâu năm, người thầy và người lãnh đạo của ông là Gaddafi. Ông Shalgam là người cuối cùng trong phái đoàn Libya tại LHQ đào ngũ. Sau làn sóng các đại sứ Libya tại nước ngoài tuyên bố không ủng hộ chính phủ nữa, ông Gaddafi không còn tiếng nói hoặc ảnh hưởng ở bên ngoài đất nước.

 

                                                                           Theo Bao LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mỹ đóng cửa sứ quán, chuẩn bị “trừng phạt” Libya

Mỹ đã đóng cửa sứ quán của nước này tại Libya và chuẩn bị “các biện pháp trừng phạt” sau khi xảy ra những vụ xung đột ở nước này, trong khi Tổng thư ký LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có “biện pháp cụ thể” với cuộc khủng hoảng ở Libya.

Triều Tiên công khai sự thật về vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong

Triều Tiên đã công bố “Sách công khai sự thật" về vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái, trong đó nói rõ vụ nã pháo là để đáp trả việc Hàn Quốc bắn pháo.

Algeria dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài 19 năm qua

Algeria đã bãi bỏ tình trạng khẩn cấp kéo dài đã 19 năm qua. Đây là một trong những đòi hỏi của các tổ chức đối lập khi thực hiện các cuộc biểu tình phản đối hàng tuần tại thủ đô của Algeria.

Người Thái nói không với thủy điện Xayabury

Cuối tháng 1-2011, hộp thư của tôi đầy ắp thông tin từ bốn người bạn ở Thái Lan tường thuật qua email không khí của hội nghị tham vấn về thủy điện Xayabury tại tỉnh Chiang Khong.

Nga thử thành công máy bay chiến đấu thế hệ năm T-50

Nga đã thử thành công máy bay chiến đấu T-50 - loại máy bay thế hệ thứ năm được trang bị hệ thống điện tử cơ bản tối tân và bộ vũ khí lớn. Cùng ngày, Nga tuyên bố sẽ chi 650 tỷ USD cho các vũ khí tối tân từ nay đến năm 2020.

Hàng chục người vẫn bị chôn vùi trong các tòa nhà

Các đội cứu hộ và tìm kiếm đã quay trở lại hiện trường một tòa nhà bị sập bởi động đất ở thành phố Christchurch, nơi hàng chục người được tin là đang bị chôn vùi, sau khi các nguy cơ về an toàn khiến các nỗ lực cứu nộ bị ngừng tạm thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục