Nhật Bản lên án việc tăng cường vũ khí của Nga tại quần đảo tranh chấp.
Nhật Bản hôm qua 2.3 đã lên án và gọi kế hoạch triển khai tên lửa chống tàu ngầm của Nga tại đảo tranh chấp Kuril là "vô cùng đáng trách".
Hai vị Thứ trưởng Ngoại giao của Nga và Nhật Bản đã có cuộc họp trong vòng nửa ngày tại Tokyo nhằm "đối thoại chiến lược" để tìm các giải pháp xung quanh những vấn đề tranh chấp đối với chuỗi quần đảo Kuril.
Cuộc gặp mặt diễn ra chỉ 1 ngày sau khi hãng tin Interfax của Nga cho biết Mátxcơva đã lên kế hoạch triển khai bổ sung vũ khí tại đảo tranh chấp, trong đó bao gồm cả những hệ thống tên lửa chống tàu ngầm trên biển, hệ thống tên lửa phòng không.
"Việc Nga tăng cường quân sự tại 4 hòn đảo phía bắc là một hành động hoàn toàn không tương xứng với vị thế của chúng tôi và vô cùng "đáng trách'", Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano phát biểu trong cuộc họp báo ngắn.
Trong khi đó, tại cuộc gặp mặt giữa hai bên, Nga lý giải việc tăng cường vũ khí tại đảo Kuril nhằm "giảm thiểu sức người và hiện đại hóa vũ khí trong quân đội", hãng tin Jiji đưa tin.
"Chúng tôi vẫn tiếp tục kiên định đấu tranh khẳng định chủ quyền tại các đảo trên", Chánh văn phòng Nội các Nhật Edano tuyên bố. Ông Edano cũng không quên cảnh báo rằng, "Nhật Bản đương nhiên vẫn đang theo dõi từng động thái của quân đội Nga".
Trong thời gian qua, Nga liên tục tuyên bố tăng quân, bổ sung vũ khí tối tân hiện đại tới chuỗi quần đảo đang tranh chấp Nam Kuril (theo cách gọi của Nga) hay "Vùng lãnh thổ phía Bắc" (theo cách gọi của Nhật Bản). Tokyo và Mátxcơva cũng không ngừng đưa ra những cuộc khẩu chiến gay gắt xung quanh vấn đề chủ quyền của quần đảo này. Hôm 11.2, cuộc hội đàm giữa hai vị Ngoại trưởng, ông Seiji Maehara của Nhật và Sergei Lavrov của Nga nhằm giải quyết vấn đề đảo tranh chấp đã kết thúc mà chưa có tiến triển gì tích cực.
Theo Bao LĐ
Ngày 1-3, vào đúng 12 giờ 51, tính theo giờ địa phương, cả nước New Zealand đã dành 2 phút mặc niệm tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trong trận động đất kinh hoàng xảy ra vào tuần trước tại Christchurch.
Khóa họp lần thứ 16 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ đã khai mạc chiều 28-2, tại trụ sở LHQ ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), với sự tham dự của hơn 70 lãnh đạo cấp cao các nước.
Một số nhà phân tích về Trung Đông dự báo cuộc khủng hoảng Libya có thể kéo dài, Mỹ cảnh báo Libya đứng trước một cuộc nội chiến, trong khi lượng người chạy khỏi Libya lên mức báo động. Người Việt đã được Tổ chức Di dân Quốc tế hỗ trợ sơ tán.
Hàn Quốc và Mỹ sáng nay đã khởi động cuộc tập trận quân sự chung lớn hàng năm, bất chấp cảnh báo về một cuộc chiến toàn diện, biến Hàn Quốc thành “biển lửa” của Triều Tiên.
Giá thực phẩm và xăng dầu tăng cao trên khắp thế giới, buộc người dân các nước phải tự xoay xở bằng cách điều chỉnh thói quen và hành vi tiêu dùng. Tiết kiệm đang là thượng sách ở nhiều quốc gia.
Ngày 28.2, các phóng viên nước ngoài tại Benghazi ghi nhận, các vùng phía đông Libya do phe đối lập kiểm soát đã bắt đầu yên ả trở lại, song tiền và lương thực đang cạn dần và chưa rõ đến lúc đó tình hình sẽ ra sao.