Ngày 28.2, các phóng viên nước ngoài tại Benghazi ghi nhận, các vùng phía đông Libya do phe đối lập kiểm soát đã bắt đầu yên ả trở lại, song tiền và lương thực đang cạn dần và chưa rõ đến lúc đó tình hình sẽ ra sao.
Hàng trăm nghìn người lao động nước ngoài vẫn đang chờ để được sơ tán khỏi Libya. |
Tại đây, hội đồng đại diện của quân nổi dậy đã lên tiếng về những nhiệm vụ và chức năng của họ. Trong cuộc họp báo ngày 27.2, luật sư Hafiz Ghoga - người phát ngôn Hội đồng Libya quốc gia của quân nổi dậy - cho biết, hội đồng này đã được thành lập ở thành phố Benghazi - nơi đầu tiên rơi vào tay quân nổi dậy: “Mục đích chính của hội đồng quốc gia là có một bộ mặt chính trị của cách mạng”. Hội đồng này sẽ giải phóng các vùng còn do Tổng thống Moammar Gaddafi kiểm soát: “Chúng tôi sẽ giúp giải phóng các thành phố khác của Libya, đặc biệt là thủ đô Tripoli, thông qua quân đội quốc gia của chúng ta, các lực lượng vũ trang của chúng ta – những lực lượng đã tuyên bố ủng hộ nhân dân”.
Việc thành lập hội đồng này là nỗ lực tạo ra một thể chế lãnh đạo hướng tới mục tiêu thay thế chính quyền của ông Gaddafi. Ông Ghoga nói, hội đồng này không phải là chính phủ lâm thời như cựu Bộ trưởng Tư pháp Libya đã tuyên bố, mà chỉ là một hội đồng chuyển giao để điều hành các công việc hằng ngày ở các vùng phía đông đất nước cho tới khi chính quyền Gaddafi sụp đổ.
Ông Ghoga cho biết, hiện giờ phe đối lập vẫn thảo luận thành viên của hội đồng quốc gia là ai và công việc của hội đồng này là gì. “Vẫn còn quá sớm để nói về bầu cử. Thủ đô vẫn đang bị bao vây” - ông nói. Ông cũng khẳng định phe đối lập sẽ không đàm phán thỏa hiệp với nhà lãnh đạo Gaddafi. Hôi đồng này sẽ tìm cách để thống nhất đất nước, không để Libya bị chia rẽ giữa miền đông và miền tây.
Luật sư Ghoga khẳng định rằng, lực lượng đối lập không muốn có sự can thiệp từ nước ngoài và không liên hệ với nước ngoài để tìm kiếm sự giúp đỡ. Ông nói: “Chúng tôi hoàn toàn phản đối sự can thiệp của nước ngoài. Các khu vực còn lại của Libya sẽ do nhân dân giải phóng và lực lượng an ninh của Gaddafi sẽ bị nhân dân Libya xóa bỏ”. Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng, Mỹ sẵn sàng giúp đỡ phe nổi dậy.
Về phía chính quyền Gaddafi, con trai ông - Seif al-Islam - người được coi như người phát ngôn của cha mình, khi được hỏi về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi ông Gaddafi từ chức, đã nói: “Thứ nhất, đó không phải việc của Mỹ. Thứ hai, liệu họ có nghĩ đó là giải pháp không? Đương nhiên là không”. Ông Seif al-Islam cũng khẳng định, các khu vực phía nam, phía tây, phía trung và cả một phần phía đông của Libya tương đối yên ả, không giống những gì báo chí phương Tây đưa tin.
Cuối tuần qua, trực thăng quân sự của Anh và Đức đã hạ cánh ở các vùng sa mạc của Libya để cứu hàng trăm lao động trong ngành dầu khí và dân thường. Các chiến dịch quân sự bí mật này báo hiệu rằng, các quốc gia phương Tây sẵn sàng không quan tâm đến sự toàn vẹn lãnh thổ của Libya khi công dân họ gặp nạn.
Theo Báo Laodong
Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tuyên bố bảo vệ chế độ tới giọt máu cuối cùng, đồng thời tố cáo các thế lực thù địch kích động biểu tình để chia cắt dân tộc.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới thật sự có được những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả cao.
Nga có thể điều tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp tới quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Interfax dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov hôm qua cho hay: “Chúng tôi không loại trừ khả năng 1 hoặc 2 tàu Mistral sẽ được triển khai nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại quần đảo Kuril”.
Ngoài tình hình căng thẳng ở Libya, làn sóng biểu tình gia tăng sau những buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu tại Ai Cập, Iraq, Yemen, Jordan, Bahrain, Tunisia, Arập Xêút. Biến động tại đây tiếp tục gieo hoang mang trên thị trường dầu mỏ.
Mỹ đã đóng cửa sứ quán của nước này tại Libya và chuẩn bị “các biện pháp trừng phạt” sau khi xảy ra những vụ xung đột ở nước này, trong khi Tổng thư ký LHQ thúc giục Hội đồng Bảo an có “biện pháp cụ thể” với cuộc khủng hoảng ở Libya.
Triều Tiên đã công bố “Sách công khai sự thật" về vụ đấu pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào tháng 11 năm ngoái, trong đó nói rõ vụ nã pháo là để đáp trả việc Hàn Quốc bắn pháo.