Một số nhà phân tích về Trung Đông dự báo cuộc khủng hoảng Libya có thể kéo dài, Mỹ cảnh báo Libya đứng trước một cuộc nội chiến, trong khi lượng người chạy khỏi Libya lên mức báo động. Người Việt đã được Tổ chức Di dân Quốc tế hỗ trợ sơ tán.

 

 
Binh sĩ trung thành với nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi ngồi trên xe tăng ở phía đông nam thủ đô Tripoli ngày 1/3.

Sẽ là cuộc nội chiến kéo dài?

Nói với các nhà lập pháp tại Washington hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng khủng hoảng ở Libya sẽ là một thử thách then chốt cho chính sách đối ngoại của Mỹ và cảnh báo rằng Libya có thể đứng trước một cuộc nội chiến kéo dài.

Người đứng đầu ngành ngoại giao của Mỹ lặp lại lời kêu gọi ông Gadhafi từ chức, nhấn mạnh một sự phối hợp thích đáng các nỗ lực ngoại giao, phát triển và quốc phòng của Mỹ sẽ là “điều thiết yếu”. Ngoại trưởng Mỹ cũng nói Washington sẽ tiếp tục xem xét “mọi phương án về Libya”.

Tuy nhiên, bà Clinton thừa nhận những phần tử chống lại chính phủ Libya phản đối sự can thiệp quân sự bên ngoài nhân danh họ.

Trong khi đó, áp lực quốc tế đang gia tăng đòi nhà lãnh đạo Libya Moammar Gadhafi phải từ chức vào lúc các lực lượng chính phủ và phe đối lập tiếp tục giao tranh để giành quyền kiểm soát nhiều khu vực ở nước này, khiến các nhà phân tích khu vực cũng dự báo một cuộc giao tranh sẽ kéo dài mà không bên nào có phần chắc sẽ giành phần thắng trong thời gian trước mắt.

Theo tin tức của phương Tây, các lực lượng có liên hệ đến cuộc khủng hoảng ở Libya dường như ngày càng củng cố các vị trí của họ. Phe phản đối ông Moammar Gadhafi với sự hậu thuẫn của các đơn vị quân đội đào ngũ đã chiếm được miền đông của nước này, trong khi nhà lãnh đạo Libya, được sự ủng hộ của lực lượng an ninh và các chiến binh, vẫn giữ quyền kiểm soát thủ đô Tripoli.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình ABC của Mỹ ngày 28/2, ông Gadhafi nói rằng ông không hề dùng không quân để tấn công những người biểu tình chống chính phủ. Ông Gadhafi cũng chế nhạo những yêu cầu của Tây phương đòi ông từ chức. Ông nói rằng tất cả mọi người ở Libya đều yêu thương ông và sẽ chết để bảo vệ ông.

Giới phân tích Mỹ cho rằng cuộc khủng hoảng ở Libya có vẻ sẽ không thể được giải quyết một cách hòa bình như những cuộc nổi dậy ở Tunisia và Ai Cập. Quân đội ở Libya đang bị chia rẽ giữa lúc một số sĩ quan ủng hộ người đối lập còn số khác lại theo lệnh của ông Gadhafi và họ đang sử dụng vũ lực chống lại phe đối lập. Tình hình đang bế tắc.

Các giới chức phương Tây đang thảo luận khả năng áp đặt lệnh cấm bay trên bầu trời Libya để ngăn chặn các vụ xung đột đẫm máu. Có tin máy bay của không lực Libya đã tấn công các kho vũ khí để ngăn không để những vũ khí này lọt vào tay phe nổi dậy.

Lượng người tị nạn đến mức báo động, IOM giúp người Việt Nam sơ tán

Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi cho một cuộc sơ tán nhân đạo khổng lồ những người tháo chạy khỏi Libya tới Tunisia và cho biết biên giới Libya - Tunisia đang trong tình trạng "khủng hoảng". Hiện có khoảng 40.000 người đang đợi để vượt biên. Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cho rằng mạng sống của hàng ngàn người đang gặp nguy hiểm.
 
Liên hợp quốc cũng đã bỏ phiếu tạm loại Libya ra khỏi Cao ủy nhân quyền.
 
Trong khi đó, Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) đã lên tiếng báo động về tình hình ở biên giới Libya và Tunisia, vì số lượng người tị nạn ngày càng đông. Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) từ hôm qua đã bắt đầu giúp sơ tán hàng ngàn người, trong đó có 600 người Việt Nam, và mở thêm hai trại trung chuyển mới.
 
Theo UNHCR, lượng người từ Libya chạy sang Tunisia từ ngày 20/2 đến nay đã lên tới con số 75.000, và riêng trong ngày hôm qua đón tiếp thêm khoảng 10.000 đến 15.000 người tị nạn nữa. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay.
 
Còn IOM thì từ hôm 28/2 đã bắt đầu hoạt động sơ tán, với 5 chuyến bay đưa 900 người Ai Cập từ Tunisia về nước, và 900 người nữa vào hôm qua. IOM dự kiến sẽ dùng tàu biển đưa hàng ngàn người Ai Cập đang kẹt lại ở cảng Bengazhi, phía đông Libya đến cảng Alexandria của Ai Cập.

Tổ chức quốc tế này cũng đã hỗ trợ cho một nhóm 600 người Việt Nam không có giấy tờ được sơ tán nhanh chóng. Khoảng 800 người Nigeria cũng đã được đưa đến Algeria. IOM một lần nữa lại đưa ra lời kêu gọi một khoản hỗ trợ 11 triệu USD để giúp người tị nạn.

Theo ước lượng của UNHCR, cho đến nay đã có 110.000 người chạy khỏi Libya, và hàng giờ lại có thêm hàng ngàn người sơ tán. Còn theo IOM, tại Libya có khoảng 1,5 triệu người lao động, hoặc nhập cư trái phép, gốc châu Phi hay châu Á.

Trong số những khó khăn lớn của những người lao động Việt Nam đang kẹt lại Libya, có vấn đề thiếu thốn thực phẩm, và đặc biệt là thủ tục giấy tờ để có thể được ra khỏi nước này. Theo ước tính, hiện còn khoảng 2.000 người lao động Việt Nam đang còn kẹt lại ở Libya, tập trung tại Benghazi và một số thành phố phía đông Libya.

 

                                                                                 Theo  DanTri

Các tin khác

Các binh sĩ Hàn Quốc đi tuần gần khu phi quân sự ở Paju, cách Seoul 55km về phía Bắc.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bài toán khó cho Chính phủ mới của Ireland

Kết quả thăm dò dư luận sau vòng bỏ phiếu cuộc tổng tuyển cử tại Ireland ngày 25-2 cho thấy, đảng trung hữu đối lập Fine Gael dẫn đầu với 36,1% tỷ lệ ủng hộ. Nếu Fine Gael soán ngôi đảng cầm quyền Fianna Fail của Thủ tướng Brian Cowen, điều này cũng chẳng khiến người dân bất ngờ.

New Zealand: Phải san phẳng 1/3 thành phố hứng chịu động đất

Một phần ba các tòa nhà ở trung tâm thành phố Christchurt, thành phố vừa phải hứng chịu trận động đất mạnh 6,3 richter hôm thứ ba tuần trước, có thể cần phải được san phẳng và xây dựng lại, giới chức New Zealand cảnh báo

Libya: Phe nổi dậy lập chính quyền lâm thời

Các thành phố phía đông Libya do quân nổi dậy kiểm soát đã thành lập một chính phủ lâm thời và chỉ định cựu Bộ trưởng Tư pháp Mustafa Abdel Jalil lãnh đạo chính phủ này – nguồn tin từ Benghazi - thành phố đầu tiên rơi vào tay phe đối lập trong cuộc nổi dậy ở Libya cho biết ngày 27.2.

Tổng thống Yemen Saleh tuyên bố bảo vệ chế độ

Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tuyên bố bảo vệ chế độ tới giọt máu cuối cùng, đồng thời tố cáo các thế lực thù địch kích động biểu tình để chia cắt dân tộc.

Vũ khí Trung Quốc mạnh tới đâu?

Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phải mất nhiều năm nữa mới thật sự có được những loại vũ khí hiện đại và hiệu quả cao.

Nga sắp điều tàu chiến hiện đại tới đảo tranh chấp

Nga có thể điều tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp tới quần đảo đang tranh chấp với Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Interfax dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Nikolai Makarov hôm qua cho hay: “Chúng tôi không loại trừ khả năng 1 hoặc 2 tàu Mistral sẽ được triển khai nhằm giải quyết vấn đề an ninh tại quần đảo Kuril”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục