Nước Bỉ đang nắm giữ một kỷ lục ở châu Ấu khi trải qua hơn 200 ngày không có một chính phủ chính thức, kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội tháng 6-2010. Nguyên nhân bởi các đảng cánh hữu của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và các liên minh cánh tả của cộng đồng nói tiếng Pháp chưa thể dàn xếp những mâu thuẫn gay gắt.

 

Tháng 8-2010, đảng Liên minh Flemish Mới (N-VA) của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Hà Lan đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội  (QH) ở Bỉ. Đây là thắng lợi chưa từng có tiền lệ ở Bỉ khi lần đầu một phong trào theo chủ nghĩa dân tộc Flemish vượt qua các chính đảng truyền thống, để có thể đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp. Theo đó, N-VA trở thành đảng lớn nhất trong QH Bỉ, với gần 30 ghế trong Hạ viện gồm 150 ghế. Tuy nhiên, kết quả này đã khiến N-VA không thể thành lập ngay lập tức chính phủ do chế độ bầu cử ở Bỉ yêu cầu liên minh cầm quyền phải gồm ít nhất bốn đảng. Kết quả này đã khiến liên minh cánh tả của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp lo ngại, bởi vì N-VA luôn theo đuổi chủ trương chia tách đất nước. Nước Bỉ được phân chia thành vùng Phlan-đơ ở miền bắc nói tiếng Hà Lan, vùng Oa-lô-ni ở miền nam nói tiếng Pháp và vùng Brúc-xen A-lơ Vin-oóc-đơ nói cả hai tiếng Pháp và Hà Lan, gồm Thủ đô Brúc-xen và hơn 20 thành phố chung quanh. Những tranh cãi về ngôn ngữ và sự chênh lệch về mức sống giữa miền bắc và miền nam từ nửa thế kỷ nay vẫn thường xuyên chi phối đời sống chính trị ở Bỉ. N-VA là đảng mạnh nhất ở vùng Phlan-đơ, luôn muốn tách quốc gia đã tồn tại 180 năm này thành hai thực thể riêng rẽ, một của cộng đồng nói tiếng Hà Lan và một của cộng đồng nói tiếng Pháp.

Bảy tháng qua, nước Bỉ như 'nhà không nóc', vì Thủ tướng mãn nhiệm Y.Lơ-téc-mơ chỉ duy trì các công việc thường nhật trong khi chờ đợi thành lập chính phủ mới. Chính phủ tạm quyền hoạt động với những quyền lực hạn chế, nhất là không được thực hiện những sáng kiến mới như đưa ra dự thảo ngân sách hằng năm. Về kinh tế, tuy những thống kê của năm 2010 không phải là đáng báo động, nhưng về lâu dài, sự bất ổn chính trị làm nản lòng các nhà đầu tư. Từ vị thế một nước giàu trong khu vực

Tây-Bắc Ấu, Bỉ đang bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Ấu. Năm 2010, thâm hụt ngân sách của Bỉ là 4,8% (so với mức trần 3% theo quy định của EU); nợ công vượt mức 100% GDP, mức cao thứ ba ở châu Ấu, chỉ sau Hy Lạp và I-ta-li-a. Mới đây, Bỉ đã bị công ty xếp hạng tín nhiệm Standards and Poors' đe dọa hạ thấp điểm nếu cuộc khủng hoảng chính trị tiếp tục kéo dài. Để sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị, Nhà Vua Bỉ An-be Đệ nhị đã lần lượt chỉ định Chủ tịch đảng N-VA G.Giăm-bon, Chủ tịch đảng Xã hội (PS) Ê.Ru-pô và cựu Phó Thủ tướng G.V.La-nốt làm người đứng ra thăm dò khả năng thành lập chính phủ liên minh. Tuy vậy, các nỗ lực này đều thất bại, khi người được chỉ định  không thể thành lập chính phủ do vấp phải sự phản đối quyết liệt của phe đối lập. Ông La-nốt đã phải đệ đơn từ chức lên Nhà Vua An-be Đệ nhị với lý do các chính đảng không sẵn sàng trở lại bàn đàm phán, nhất là đảng N-VA đã thẳng thừng từ chối đề xuất mới của ông, bất chấp đề xuất này đáp ứng các yêu cầu của N-VA.

Người dân Bỉ đã quá chán nản với cuộc khủng hoảng chính phủ chưa biết đến hồi kết ở nước này. Ngày 23-1 vừa qua, từ 20 nghìn đến 30 nghìn người đã tham gia biểu tình và tuần hành tại Thủ đô Brúc-xen, kêu gọi  đoàn kết dân tộc và yêu cầu các chính đảng gạt bỏ mâu thuẫn, sớm thành lập liên minh cầm quyền để ổn định đất nước. Cuộc biểu tình và tuần hành do một nhóm sinh viên các trường đại học phát động để thúc ép các đảng phái chính trị chấm dứt bế tắc chính trị kéo dài bảy tháng qua.

Với tình hình hiện nay, không loại trừ khả năng Bỉ sẽ lại phải tiến hành một cuộc bầu cử QH mới. Dù kịch bản nào xảy ra, người dân Bỉ vẫn mong muốn sớm thành lập được một chính phủ liên hiệp và đoàn kết dân tộc, để chấm dứt cảnh con thuyền Bỉ vắng bóng người cầm lái trong bối cảnh nguy cơ khủng hoảng nợ công đang tới gần.

 

                                                                                   Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhật Bản lên án việc tăng cường vũ khí của Nga tại quần đảo tranh chấp.
Không có hình ảnh

Chính phủ Mỹ được gia hạn ngân sách để hoạt động

Trước tranh cãi dữ dội giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ về ngân sách cho năm tài chính 2011, theo Reuters, ngày 2-3, nghị sĩ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách tạm thời cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ đến ngày 18-3 sau khi năm tài chính 2010 kết thúc vào ngày 4-3.

Chính hiệp Trung Quốc với trọng tâm Kế hoạch 5 năm lần thứ 12

Kỳ họp thứ tư Chính hiệp Trung Quốc khoá XI sẽ khai mạc chiều hôm nay tại Bắc Kinh với nhiệm vụ quan trọng là đưa ra những ý kiến đóng góp cho ấn định và thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12.

Thủ tướng Trung Quốc giao lưu trực tuyến với người dân

Từ năm 2015, Trung Quốc sẽ cố gắng kìm hãm bớt sức nóng của nền kinh tế bằng việc thúc đẩy chất lượng tăng trưởng và giảm lạm phát. Đây là mục tiêu mà chính quyền Bắc Kinh mới đặt ra và được Thủ tướng Ôn Gia Bảo bộc bạch với người dân trong buổi trò chuyện trực tuyến thông qua cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc và mạng tin Xinhua hôm 27/2.

New Zealand tưởng niệm nạn nhân động đất

Ngày 1-3, vào đúng 12 giờ 51, tính theo giờ địa phương, cả nước New Zealand đã dành 2 phút mặc niệm tưởng nhớ những nạn nhân xấu số trong trận động đất kinh hoàng xảy ra vào tuần trước tại Christchurch.

Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

Khóa họp lần thứ 16 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ đã khai mạc chiều 28-2, tại trụ sở LHQ ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sỹ), với sự tham dự của hơn 70 lãnh đạo cấp cao các nước.

Mỹ cảnh báo nội chiến, số người chạy khỏi Libya lên mức báo động

Một số nhà phân tích về Trung Đông dự báo cuộc khủng hoảng Libya có thể kéo dài, Mỹ cảnh báo Libya đứng trước một cuộc nội chiến, trong khi lượng người chạy khỏi Libya lên mức báo động. Người Việt đã được Tổ chức Di dân Quốc tế hỗ trợ sơ tán.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục