Hôm thứ năm vừa qua Nga đã thử thành công mẫu thứ hai của chiếc chiến đấu cơ “thế hệ thứ năm”, mang tính cách mạng của nước này, chiếc chiến đấu cơ của tương lai, có tốc độ siêu thanh, có khả năng tàng hình, và có thể được “tung cánh” vào năm 2013.
“Đây là thành tựu đặc biệt cho Nga thời kỳ hậu Xô Viết và chúng ta đang bỏ lại châu Âu, Trung Quốc cùng Nhật Bản ở xa phía sau”, trong cuộc đua phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, Alexander Khramchikin, một chuyên gia tại Học viện phân tích chính trị và quân đội, một đơn vị độc lập, cho hay. “Điều này đã đưa nước Nga lên nhóm đầu bảng về phát triển quân sự và thậm chí còn cao hơn thế”.
Trung Quốc gần đây cũng thử mẫu máy báy tàng hình của riêng mình, song các chuyên gia Nga cho rằng chiếc J-20 của Trung Quốc thiếu nhiều đặc tính của máy bay chiến đấu được gọi là “thế hệ thứ năm”. Cụ thể, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phải là máy bay siêu thanh, có khả năng tránh rada, tích hợp vũ khí, có các hệ thống định vị được điều khiển tự động, thông minh và khung sườn làm từ vật liệu trong ngành vũ trụ.
Cho đến nay, chỉ có duy nhất một loại máy bay đáp ứng được những tiêu chuẩn trên đang sải cánh trên bầu trời, đó là chiếc F-22 Raptor của Mỹ. Trong khi đó, thế hệ “đàn em” của chiếc máy bay này, F-35 Lightning II, dự kiến sẽ được đưa vào triển khai năm 2016. Cả hai loại máy bay này đều bị chỉ trích là có cái giá choáng váng. Giới phê bình ước tính, một chiếc F-22, sau khi đã trừ chi phí nghiên cứu và phát triển, có giá lên tới hơn 300 triệu USD.
Thủ tướng Nga Putin, từng được chụp ảnh thị sát chiếc T-50, năm ngoái khẳng định rằng Nga đã chi chỉ có 1 tỷ USD cho phát triển chiếc máy bay mới này và sẽ đầu tư thêm 1 tỷ USD nữa để sản xuất.
Sau chuyến bay thử nghiệm thành công, kéo dài 44 phút, của T-50, Không lực Nga tuyên bố họ sẽ bắt đầu mua chiếc máy bay vào năm 2013, một phần của chương trình “tân trang” trị giá 650 tỷ USD, theo lệnh của Điện Kremlin vào tuần trước.
Cuộc thử nghiệm thành công của một mẫu T-50 mới cho thấy Nga đang củng cố vị trí là cường quốc quân sự hàng đầu. Tuy nhiên, một số lại tỏ ra nghi ngờ. “Vẫn còn nhiều tranh cãi, như liệu chiếc T-50 mới này có phải chỉ là một sản phẩm PR (quảng cáo) hay không”, Viktor Baranets, cựu phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga và hiện là chủ bút mục quân sự của tờ nhật báo Mátxcơva Komsomolskaya Pravda, cho hay. “Song tôi cũng phải nói rằng, thậm chí nếu chiếc máy bay có đang được phóng đại lên đôi chút, thì chiếc máy bay thứ hai này trông thật sự rất ổn khi sải cánh trên bầu trời”.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua khẳng định lại kế hoạch của Washington triển khai các đơn vị tên lửa phòng thủ và không quân ở Ba Lan, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Nga.
Nhật Bản hôm qua 2.3 đã lên án và gọi kế hoạch triển khai tên lửa chống tàu ngầm của Nga tại đảo tranh chấp Kuril là "vô cùng đáng trách".
Quân đội trung thành với đại tá Muammar Gadhafi hôm qua lần đầu tiến sang vùng phía đông đang trong tay phe chống chính phủ và cố chiếm một kho dầu ở thành phố Brega nhưng nhanh chóng bị đẩy lui.
Trước tranh cãi dữ dội giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội Mỹ về ngân sách cho năm tài chính 2011, theo Reuters, ngày 2-3, nghị sĩ lưỡng đảng tại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự thảo ngân sách tạm thời cho việc duy trì hoạt động của các cơ quan chính phủ đến ngày 18-3 sau khi năm tài chính 2010 kết thúc vào ngày 4-3.
Kỳ họp thứ tư Chính hiệp Trung Quốc khoá XI sẽ khai mạc chiều hôm nay tại Bắc Kinh với nhiệm vụ quan trọng là đưa ra những ý kiến đóng góp cho ấn định và thực thi Kế hoạch 5 năm lần thứ 12.
Từ năm 2015, Trung Quốc sẽ cố gắng kìm hãm bớt sức nóng của nền kinh tế bằng việc thúc đẩy chất lượng tăng trưởng và giảm lạm phát. Đây là mục tiêu mà chính quyền Bắc Kinh mới đặt ra và được Thủ tướng Ôn Gia Bảo bộc bạch với người dân trong buổi trò chuyện trực tuyến thông qua cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc và mạng tin Xinhua hôm 27/2.