Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã trấn an là sẽ cố gắng hết sức không để một thảm hoạ hạt nhân xảy ra, hiện nay trong cộng đồng sinh viên nói riêng, người Việt Nam nói chung đã rộ lên tin đồn rủ nhau đi sơ tán.

 

Rất nhiều người nước ngoài khác cũng đang lục tục rời khỏi Nhật Bản hoặc di cư xuống khu vực phía nam để lánh nạn.

Người dân đang xếp hàng để rời khỏi Yamagata, gần Fukushima (Nhật Bản).
Người dân đang xếp hàng để rời khỏi Yamagata, gần Fukushima (Nhật Bản).

Hoang mang

Ngày 16.3, trưởng phòng nhân sự của một Cty phần mềm VN đặt tại Tokyo, chị N.N cho hay, những ngày gần đây, Sở Xuất nhập cảnh (Immigration bureau) đặt tại Shinagawa-shi luôn có hàng dài người nước ngoài xếp hàng nộp đơn xin làm re-entry permit (dạng giấy phép được quay trở lại) để có thể trở lại Nhật khi hiểm nguy đi qua. Chiều 16.3, chị Linh - sinh sống tại Ikebukuro, Tokyo - cho hay, khi đi đổi tư cách visa sang visa dành cho kỹ sư, chị đã mất 3 tiếng rưỡi đồng hồ để lấy tem đóng vào hộ chiếu.

Anh Sơn - công tác tại Trung tâm Giáo dục ngôn ngữ Nhật Bản, Shinjuku - cho hay, số sinh viên nước ngoài tại nơi anh theo học đã về nước tới 70%. Anh N.Q.V - đang theo học thạc sĩ tại Trường Đại học Hitotsubashi, Tokyo đã cùng vợ và con xuống Osaka tạm thời lánh nạn ngày 16.3 do chưa mua vé về nước. Nhiều gia đình có con nhỏ cũng ráo riết hỏi nhau trên diễn đàn dành cho người Việt tại Nhật về vấn đề vé máy bay, bởi họ lo ngại con em mình có thể bị ảnh hưởng bởi phóng xạ.

Gọi điện thoại tới các phòng vé tại Nhật, chúng tôi được biết lượng vé về VN hiện nay rất khan hiếm, giá vé tăng cao hơn bình thường. Trên trang web của sân bay Narita, ngày hôm nay chỉ có 12 chuyến bay bị hủy. Cộng đồng người Việt hiện đang lo ngại về tình hình phóng xạ ở Nhật. Anh Hội - công nhân nhà máy nhựa tại thành phố Koga, tỉnh Ibaraki - hốt hoảng: “Không hiểu có bị ảnh hưởng gì không, mấy hôm nay chúng tôi ăn không ngon ngủ không yên, người thân ở nhà gọi điện hỏi han suốt”.

Nỗ lực cứu trợ

Sáng ngày 16.3, Nhật Hoàng đã xuất hiện trên TV để gửi thông điệp trấn an người dân vượt qua thảm họa. Chị Ogawara - 46 tuổi, hiện đang công tác tại Công ty may Century chi nhánh thành phố Koga - cho hay, sự xuất hiện của Nhật Hoàng ở thời điểm này là một sự động viên lớn lao và thiêng liêng về tinh thần đối với quốc dân. TV đã phát trở lại các chương trình giải trí bình thường đi đôi với các chương trình thời sự cập nhật tình hình địa chấn. Trong gian khó, người Nhật vẫn thể hiện sự vững vàng và chuẩn mực của mình.

TV vẫn phát đi chương trình hướng dẫn giữ ấm khi ngày mai, nước Nhật sẽ trở lại một đợt lạnh mới, nhiệt độ tại Tokyo có thể xuống dưới âm độ C. Trên các phương tiện truyền thông, Hội Chữ thập Đỏ Nhật Bản đang ra lời kêu gọi người dân đóng góp tiền bạc, hiến máu và tham gia tình nguyện hỗ trợ công tác cứu trợ. Các cá nhân, tổ chức ở Nhật đang ráo riết thực hiện các chương trình quyên góp lớn, trong đó đáng chú ý là người giàu nhất Nhật Bản - TGĐ thương hiệu thời trang lớn Uniqlo - cùng với Cty của ông đã quyên góp được số tiền 140 triệu yen.

Câu chuyện 1 đồng xu

Con gái đi học về, hỏi xin mẹ đồng 1 xu để mang đến trường quyên góp ủng hộ người dân vùng bị thiên tai. Mẹ “khoe” vội: “Mẹ có cả đồng 5, 10, 50 xu nữa đấy. 100 cũng có…”. Con nói: “Không, cô giáo dặn chỉ mang đến những đồng 1 xu thôi, vì nếu lấy tiền to thì ở nhà mọi người hết tiền để dùng”.

Con kể thêm, lần trước toàn trường quyên góp tiền 1 xu, tổng cộng được hơn 8.000 yen, “Nhiều nhỉ!”. Những đồng xu ấy các con tự tay cóp nhặt và để dành lại một nơi, đến ngày sẽ mang đưa cho cô giáo. Mới hết đợt định kỳ quyên góp hằng năm, giờ nhà trường lại mở đợt mới, nhận đến hết ngày thứ sáu tuần này.

Bây giờ mẹ đã hiểu, nhà trường muốn dạy các con khi tặng ai món gì, nên xuất phát tự tấm lòng, không quan trọng giá trị nhiều hay ít.

 

                                                                                  Theo Bao LĐ

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục