“Thủy quái” sóng thần đẩy nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật bên bờ vực tan chảy cao ít nhất 14m, công ty điều hành nhà máy hôm qua cho hay.



Fukushima I đã bị hư hại nặng sau trận động đất/sóng thần hôm 11/3.

 

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) trước đó ước tính sóng thần cao 10m đã ập vào nhà máy Fukushima I, ở tỉnh Fukushima, cách đông bắc Tokyo khoảng 250km.

 

Siêu động đất 9,0 richter hôm 11/3 vừa qua đã gây ra trận đại hồng thủy quét dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật, làm hư hại hệ thống làm lạnh của nhà máy điện và khiến giới chức trách phải chạy đua với thời gian để nhằm ngăn chặn các thanh nhiên liệu khỏi bị nóng chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài.

 

“Giờ đây chúng tôi ước tính trận sóng thần cao hơn 14m. Chúng tôi đã tìm thấy dấu hiệu sóng thần vươn tới độ cao đó”, người phát ngôn của Tepco Naoki Tsunoda cho hay. Ngoài ra, ông cho biết thêm sóng cao 14m đã quét qua khu vực đỗ xe của nhà máy.

 

Theo báo chí Nhật, sóng thần có thể dâng cao hơn khi nó ập vào bờ biển.

 

Nhà máy “chị em” của Fukushima I, tức Fukushima II, cách đó khoảng 10km về phía nam cũng bị sóng thần tấn công, nhưng với mức độ thiệt hại ít nghiêm trọng hơn.

 

Một công nhân của nhà thầu phụ tại nhà máy điện Fukushima II cho hay trên đài truyền hình NHK rằng anh đã chạy ngay lên một ngọn đồi sau khi động đất làm nứt một đoạn đê và làm gãy một cần trục trong nhà máy.

 

“Có một dòng xoáy ngược được tạo ra cách bờ biển khoảng 200m, khiến tôi có thể nhìn thấy rõ lòng biển. Sau đó sóng thần tiến vào ngay lập tức, nhấn chìm nhà máy”.

 

“Sóng thần rõ ràng là cao hơn con đập, ập đến, cuốn trôi xe cộ. Tôi đã vô cùng sợ hãi”, anh cho hay.

 

Các nhà máy điện hạt nhân trên được thiết kế chống chịu với động đất lên tới 8,0 richter và sóng thần cao 5,7m ở Fukushima I và 5,2m ở Fukushima II.

 

                                                                                   Theo Dantri

Các tin khác

Khói lửa bốc lên sau khi máy bay ném bom của Libya bị bắn rơi ngày 19/3.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhật Bản đối phó với khủng hoảng kinh tế và hạt nhân: Kiên cường bảo vệ cuộc sống

Một tuần đã trôi qua kể từ trận động đất gây sóng thần (11-3) tại các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng. Thảm họa thiên tai lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II giáng xuống đất nước Hoa anh đào cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, kinh tế… thiệt hại ước đoán lên tới hơn 170 tỷ USD. Đất nước Mặt trời mọc đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kép nghiêm trọng: kinh tế và hạt nhân.

Quân đội Nga trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại

Theo tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdiukov ngày 18-3, trong thời gian từ năm 2011 đến 2020, hơn 19.000 tỷ rúp (khoảng 670 tỷ USD) sẽ được sử dụng để thực hiện Chương trình Nhà nước về mua sắm vũ khí.

Nhóm anh hùng cảm tử “Fukushima 50” ở Nhật

Trong những bộ phim về thảm họa của Nhật, họ được ví như những người hùng, hi sinh mọi thứ vì một tương lai tốt đẹp hơn, kỷ luật, quyết đoán, từ chối lùi bước trước nghịch cảnh hay thậm chí là cái chết.

Lãnh đạo Libya dọa tấn công máy bay nước ngoài

Cùng với tuyên bố ngừng bắn, nhà lãnh đạo Libya Moammar Gaddafi cũng đưa ra lời đe dọa, quân đội chính phủ nước này sẵn sàng tấn công máy bay chở khách ở Địa Trung Hải, một khi nước ngoài tiến hành không kích Libya.

Bài học về sự hy sinh

Mấy ngày nay, tôi chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động về tình người trong hoạn nạn, nhưng có một chuyện khiến tôi cảm động nhất, làm cho một người lớn như tôi - từng có bằng tiến sĩ công học ở Đại học Đông Bắc (Tohoku Dai) - cũng phải suy nghĩ về bài học làm người.

Quốc tế quan ngại sâu sắc về tình hình Bahrain

Trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Bahrain, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/3 đã gọi điện cho Quốc vương Arập Xêút Abdullah và Quốc vương Bahrain Hamad bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi "kiềm chế tối đa" để chấm dứt bạo lực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục