Ngày 18-3, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục nỗ lực khắc phục hậu quả trận động đất.
Một tuần đã trôi qua kể từ trận động đất gây sóng thần (11-3) tại các tỉnh Đông Bắc Nhật Bản, thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng. Thảm họa thiên tai lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II giáng xuống đất nước Hoa anh đào cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tàn phá nhiều cơ sở hạ tầng, kinh tế… thiệt hại ước đoán lên tới hơn 170 tỷ USD. Đất nước Mặt trời mọc đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng kép nghiêm trọng: kinh tế và hạt nhân.
Sau một tuần vật lộn với thảm họa, cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản ngày 18-3 cho biết, số người thiệt mạng và mất tích đã vượt con số 17.000 người và gần 1 triệu người mất nhà cửa... Với quy mô và mức độ tàn phá khủng khiếp, mọi nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản cũng như cộng đồng quốc tế nhiều ngày qua vẫn chưa thể giải quyết được tình trạng thiếu điện, nước sinh hoạt, thực phẩm… đặc biệt ở những khu vực chịu thiệt hại nặng như Sendai, Miyagi, Iwate.
Không chỉ đẩy nền kinh tế xứ Hoa anh đào trượt sâu vào suy giảm tăng trưởng khi GDP năm nay dự tính sẽ mất khoảng 3%. Cú sốc kinh hoàng với nền kinh tế Nhật Bản - thành viên chủ chốt trong Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) có thể khiến kinh tế toàn cầu lao đao. Trong khi đó, sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 là đòn mạnh giáng lên nền kinh tế nước này và nó có thể vẽ lại "bộ mặt kinh tế" châu Á như nhận định của một số chuyên gia kinh tế.
Để bảo vệ hệ thống ngân hàng trước tác động tiêu cực của trận động đất và sóng thần, trong vòng 5 ngày qua, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã "bơm" hơn 280 tỷ USD vào thị trường tiền tệ. Song, những khoản chi này được dự báo có thể làm trầm trọng thêm gánh nặng nợ công, vốn đã ở mức 95.000 tỷ yên, tương đương 200% GDP năm 2010, mức rất cao so với bất kỳ nước phát triển nào. Trong nỗ lực mới nhất nhằm ngăn chặn tình trạng đồng yên tăng giá mạnh sau thảm họa động đất, lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, Nhóm G7 ngày 18-3 đã nhất trí phối hợp can thiệp vào thị trường tiền tệ Nhật Bản. Ngay lập tức thị trường tài chính nước này đã có những tín hiệu tích cực khi đồng yên giảm giá và chỉ số chứng khoán Nikkei cũng tăng 248,80 điểm (2,78%), lên 9.211,47 điểm sau khi giảm 1,44% trong ngày 17-3.
Nếu những tổn thất về kinh tế do động đất và sóng thần có thể lượng tính được thì cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay tại Nhật Bản thật khó đong đếm. Bất chấp một loạt nỗ lực của các chuyên gia, đặc biệt với sự hỗ trợ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), việc khắc phục sự cố Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 vẫn chưa đem lại kết quả. Trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng hạt nhân đang diễn ra, Nhật Bản đã phải nâng mức cảnh báo sự cố tại khu vực Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1 từ mức 4 lên mức 5 trong thang cảnh báo 7 bậc. Giải pháp chôn lò hạt nhân bằng bê tông và cát đã được giới chuyên môn Nhật Bản đưa ra trong ngày 18-3 để hạn chế tác hại.
Cả thế giới đang hướng về Nhật Bản, lời kêu gọi ủng hộ người dân xứ Hoa anh đào khắc phục hậu quả thiên tai của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong cả nước. Là một trong những người bạn thân thiết, đối tác chiến lược của Nhật Bản ở khu vực châu Á, hơn bao giờ hết người dân Việt Nam đang theo dõi và chia sẻ với những mất mát mà người dân nước này đã và đang phải gánh chịu với niềm tin tưởng Chính phủ cũng như nhân dân Nhật Bản sẽ vượt qua khó khăn, sớm khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống.
Từ đống tro tàn sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với nhiều kỳ tích đáng kinh ngạc. Trước thảm họa động đất gây khủng hoảng kép cả về kinh tế và hạt nhân này, thế giới thêm một lần nữa chứng kiến sức mạnh kiên cường, tính kỷ luật, sự bình tĩnh và tinh thần bảo vệ cuộc sống bằng mọi giá của Chính phủ cũng như người dân xứ Hoa anh đào. Cộng đồng quốc tế tin rằng Nhật Bản sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng kép này.
Theo HaNoiMoi
Trong bối cảnh bạo lực leo thang ở Bahrain, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 16/3 đã gọi điện cho Quốc vương Arập Xêút Abdullah và Quốc vương Bahrain Hamad bày tỏ quan ngại sâu sắc và kêu gọi "kiềm chế tối đa" để chấm dứt bạo lực.
Lực lượng quân sự của phương Tây có thể phát động chiến dịch không kích “chống lại chế độ ở Libya” vào sáng hôm nay, 18/3, sau khi LHQ tán thành lập khu vực cấm bay ở nước này và ủng hộ hành động quân sự quốc tế.
Hãng AFP đưa tin, sáng 17-3, bốn máy bay CH-47 của Lực lượng Phòng vệ (SDF) Nhật Bản đã dội nước xuống lò phản ứng số 3 và số 4 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 bị hư hại do động đất và sóng thần. Các máy bay đã trút hơn 30 tấn nước vào các lò phản ứng số 3 và số 4.
Hiện, Nhật Bản đang lên phương án dự phòng cho trường hợp xấu có thể xảy ra và cả việc đổ axit vào các lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân. Chưa hết, Nhật Bản cũng đã yêu cầu Hàn Quốc hỗ trợ bằng cách sớm chuyển 52 tấn hóa chất bo đang dự trữ trong các kho của nước này bởi đây là loại hóa chất quan trọng có tác dụng làm ngừng hoặc làm chậm lại phản ứng phân hạch tại các lò phản ứng hạt nhân.
Hàng loạt chính phủ tại châu Á hôm nay bác bỏ những tin đồn nhảm về việc bụi phóng xạ phát tán ra bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản, trong khi người dân nhiều nước bắt đầu tích trữ hàng Nhật và thuốc men.
Mặc dù Chính phủ Nhật Bản đã trấn an là sẽ cố gắng hết sức không để một thảm hoạ hạt nhân xảy ra, hiện nay trong cộng đồng sinh viên nói riêng, người Việt Nam nói chung đã rộ lên tin đồn rủ nhau đi sơ tán.